Ông Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho hay, một số cửa hàng, siêu thị bày bán các sản phẩm rau quả hữu cơ ở Hà Nội, TP.HCM với giá tương đối cao, tuy nhiên người tiêu dùng còn chưa thật sự tin cậy vì thiếu thông tin xác thực và chưa được chứng nhận của bên thứ ba.
Ông Nguyễn Nam Hải – Phó Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) cho hay, để tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ được đưa sâu rộng vào cuộc sống và được người tiêu dùng chấp nhận, không có sự lẫn lộn trên thị trường với các sản phẩm khác, thì chúng ta phải chấp nhận chúng như một tiêu chí kỹ thuật đưa vào thực tiễn.
VOV.VN - Nông nghiệp hữu cơ mang đến giá trị gia tăng gấp 2-10 lần cho sản phẩm nông nghiệp và là xu hướng tất yếu, tuy nhiên mảnh đất màu mỡ này không dễ làm.
Các mô hình sản xuất rau hữu cơ theo hệ thống cùng tham gia (PGS - Participatory Guarantee System) được ngành nông nghiệp Hà Nội triển khai sau 8 tháng đã kiểm soát kịp thời, hiệu quả một số chuỗi nông sản an toàn.
Măng tây xanh là loại cây trồng mới, cho giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ khá lớn, vừa góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, vừa thực hiện chủ chương chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam cho biết, cả nước hiện có 33 tỉnh, thành triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ –mô hinh “nói không” với phân bón, thuốc trừ sâu…hóa học, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng cả nông dân.
Lựa chọn rau an toàn luôn là trăn trở lớn của các bà nội trợ, nhất là khi các vấn đề về an toàn thực phẩm đang ở mức “báo động” như hiện nay. Hiểu được tâm lý đó, chị Trương Kim Hoa, đã quyết định bỏ phố lên rừng với ý tưởng “Trồng rau hữu cơ” và hơn 10 năm vật lộn với những khó khăn của núi rừng, chị đã thành công.
Là một nước nông nghiệp, VN có quá nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC). Sản xuất quảng canh, tự cung tự cấp, dựa vào thiên nhiên là chính, nên người nông dân biết tận dụng những gì có sẵn ngoài tự nhiên để phục vụ cho nông nghiệp. Tuy nhiên đến nay, việc phát triển NNHC vẫn còn lắm thách thức, gian nan…
Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến 2030 được kỳ vọng sẽ góp phần đưa sản phẩm chủ lực của địa phương tiếp cận thị trường...
Mỗi năm chúng ta sử dụng khoảng 30.000 tấn thuốc trừ sâu trừ bệnh với 385 hoạt chất đơn và hơn 1.000 hỗn hợp các hoạt chất với nhau. Tổng sản lượng phân bón là khoảng 33 triệu tấn, gấp hơn 3 lần so với nhu cầu sản xuất nông nghiệp (hằng năm chỉ cần từ 10 - 11 triệu tấn).
LTS: Nằm ở vùng đất Nam Tây Nguyên với lợi thế sản xuất các loại rau, củ, quả, trái cây, cà phê, chè… có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới, Lâm Ðồng xuất hiện mô hình cải thiện hệ canh tác truyền thống đặc trưng hữu cơ đi trước so với các địa phương khác trong cả nước. Tuy nhiên, đến nay những hoa lợi hữu cơ này vẫn vô cùng hiếm hoi đối với người địa phương hay khách du lịch bốn phương đến Lâm Ðồng cũng như người tiêu dùng trong nước. Băn khoăn đặt ra hàng ngày, hàng tháng, hàng năm rằng, hoa lợi hữu cơ Lâm Ðồng thu hoạch, tiêu thụ ở đâu, thị trường nào, mức giá ra sao... mà đến mức khó tìm mua như vậy sẽ được phản ảnh trong loạt bài “Ðâu rồi hoa lợi hữu cơ”?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định mới về nông nghiệp hữu cơ, trong đó có nhiều cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ.
Khi thị trường tiêu thụ ngày càng “khó tính” thì việc hướng đến sản xuất rau hữu cơ đang là hướng đi mới đầy tiềm năng của nông dân Hà Tĩnh.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ, trong đó quy định cụ thể chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” đã và đang được thực hiện khắp các địa phương trong tỉnh. Các địa phương hiện đang tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để thực hiện đề án đạt kết quả cao nhất.
Hội chợ “Mỗi xã, phường một sản phẩm và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao” tại Thái Nguyên 2018 đã chính thức khai mạc tối 31/8. Hội chợ sẽ kéo dài đến hết 6/9 tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Hà Nội hiện có 5.044ha trồng rau an toàn, có 119ha trồng rau trong nhà lưới; 306,5ha trồng chè ứng dụng công nghệ cao; 154 cánh đồng mẫu lớn trồng lúa chất lượng cao với quy mô 100ha tại 86 hợp tác xã của 14 huyện.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng hóa chất tổng hợp, phân bón vô cơ, các chất điều tiết sinh trưởng của cây trồng và thuốc kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Bình Liêu hiện có 22 sản phẩm OCOP của 10 tổ chức, cá nhân. Trong đó có 7 sản phẩm gồm: Miến dong, nước lọc tinh khiết, chè vối, mật ong, tinh dầu hồi, quế, xả đã tham gia Hội thi đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh và được xếp hạng 4, 3 sao...
Hệ sinh thái dành cho nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam bắt đầu hình thành, giúp giảm bớt khó khăn cho những người khởi nghiệp ở lĩnh vực này