Kỹ thuật trồng chè bằng công nghệ hữu cơ được chính quyền xã Văn Hán phối hợp với các doanh nghiệp thí điểm chuyển giao cho các hộ dân trong xã từ tháng 8/2016.
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Quyết định số 2366/QĐ-UBND phê duyệt Đề án chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh - OCOP” giai đoạn 2017 - 2020.
Chiều 27/6, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì Hội nghị triển xây dựng Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2017-2020, định hướng 2030; cùng dự có đại diện một số sở, ngành; tổ chức doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã.
Sau khi thực hiện thành công Đề án OCOP “Mỗi xã, phường một sản phẩm” giai đoạn 2013-2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 21/6/2017 về việc phê duyệt Đề án giai đoạn 2017-2020. Theo đó, chương trình OCOP giai đoạn 2 được xác định là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn và đô thị của Quảng Ninh trong tiến trình thực hiện xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ – công nghiệp hiện đại vào năm 2020.
Chính phủ đang chủ trương nhân rộng toàn quốc Chương trình OCOP - “Mỗi xã phường một sản phẩm” của tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, sự ra đời và bước đi của HTX Nông dược xanh Tinh Hoa là cách vận dụng phát triển HTX phù hợp với định hướng OCOP tại huyện miền núi Hoành Bồ.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị “Phát triển mỗi xã một sản phẩm trong xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp” do Bộ NNPTNT tổ chức ngày 2.3 tại Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ NNPTNT và các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, đánh giá về phương pháp, cách thức triển khai chương trình để có thể nhân rộng trong thời gian tới.
Rau hữu cơ Lương Sơn, thịt lợn hữu cơ Sóc Sơn và bò sữa hữu cơ Trác Văn là ba mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ điển hình được bà con ở một số tỉnh miền Bắc triển khai, góp phần mang đến nguồn sản phẩm sạch, an toàn cho người dùng.
Việc Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030” ra đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên cả nước.
Đoàn công tác Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh do Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn – Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh làm trưởng đoàn vừa đi tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tại tỉnh Quảng Ninh.
Sau gần 3 năm triển khai, chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) đã khẳng định hướng đi đúng đắn của Quảng Ninh. Đặc biệt, thành công lớn nhất mà chương trình mang lại là việc liên kết sản xuất - nền tảng quan trọng của sản xuất hàng hoá tập trung.
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đã và đang được một số địa phương triển khai, mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới giúp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn do quy trình sản xuất khắt khe, chi phí cao, thị trường tiêu thụ không ổn định.
Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên triển khai Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) một cách bài bản và đã đạt những thành công nhất định.
Tâm đắc với mô hình liên kết mới tại Công ty CP chè Mỹ Lâm, Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị chính quyền địa phương tạo điều kiện để mô hình phát triển bền vững, hiệu quả. Bộ Trưởng gợi ý, với cách làm như vậy thì Công ty không nhất thiết phải tích tụ ruộng đất mà vẫn có thể có được sản lượng hàng hóa quy mô lớn.
Diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam hiện còn khá khiêm tốn. Nhưng đáng chú ý là đang xuất hiện những chuỗi giá trị nông sản hữu cơ, với sự liên kết giữa DN, cơ quan khoa học và nông dân, tạo nên những mô hình hữu cơ từ sản xuất đến tiêu thụ.
Trong những năm gần đây, vai trò nông nghiệp hữu cơ sinh học (HC-SH) trong canh tác nông nghiệp được các nhà khoa học quan tâm, tìm giải pháp ứng dụng vào lĩnh vực trồng trọt. Một xu hướng sản xuất nhằm góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.