21:51 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ảnh hưởng của cám cho heo con cai sữa đến hiệu quả kinh tế

Thứ năm - 16/06/2016 21:27

1. Kiểm tra hiệu quả của loại cám mới:

 

Loại cám mới cho heo giai đoạn cai sữa hiện nay so với các loại cám mà thế giới dùng trong suốt 5 năm trước hoàn toàn khác nhau.

Mục tiêu hướng tới là nhằm giảm lượng cám và chi phí cho đến khi heo đạt đủ trọng lượng xuất chuồng. Rút ngắn thời gian xuất chuồng bằng cách sau khi cai sữa nhanh chóng, đến mức có thể, cho heo ăn cám mới để heo nhanh lớn. Bằng cách này có thể giảm 1/3 chi phí cám cho thời kỳ từ cai sữa đến nuôi thịt.

Gần đây khoảng 2/3 người chăn nuôi nhận thức rằng heo con sau khi cai sữa từ 24~36 tiếng cần chú ý không cho ăn quá sớm. Nếu không, heo sẽ dễ bị viêm ruột, gây tiêu chảy. Nếu cho heo ăn quá nhiều ngay lúc sau cai sữa dễ gây tổn thương thành ruột, làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng ở thành ruột, tốn rất nhiều thời gian heo mới có thể phục hồi lại đà tăng trưởng. Heo con sau khi cai sữa, để phục hồi lại đà tăng trưởng cần phải khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nếu sử dụng loại cám mới cho thời kỳ cai sữa sẽ khắc phục được tình trạng này. Thế nhưng, hiện nay trên thế giới, chưa tới 1/3 nông trại sử dụng loại cám mới này cho heo cai sữa. 

Nếu chưa có điều kiện sử dụng loại cám mới dùng cho heo cai sữa thì dù có sử dụng cám đúng và cho ăn đúng phương pháp thì bắt đầu từ ngày cai sữa cũng cần phải cho ăn hạn chế. Tuy nhiên, việc thực hiện biện pháp này có hạn chế vì nếu sau khi cai sữa heo không được ăn uống đầy đủ sẽ ngừng hoặc chậm tăng trưởng.

 

2. Sản xuất cám được thay đổi như thế nào?

 

Loại bỏ các thành phần gây tổn hại cho thành ruột:

Trong các chất gây tổn hại cho thành ruột thì đậu nành, bột xương thịt, bột cá rẻ tiền là phổ biến nhất. Vì thế, nếu sử dụng đậu nành chỉ nên sử dụng tinh bột đậu nành và thành phần đậu nành chiết xuất. Cấm sử dụng hoàn toàn bột xương thịt.

Bột cá cần được xử lý kỹ qua nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp, và chỉ sử dụng bột cá cao cấp.

 

Loại bỏ các chất gây trở ngại hấp thụ chất dinh dưỡng:

Một số loại ngũ cốc có hàm lượng các chất gây trở ngại việc hấp thụ các chất dinh dưỡng. Ví dụ các chất polysacharide không phải tinh bột (non - starch polysaccharides) như β-glucan trong lúa mạch, pentosan trong yến mạch và lúa mạch đen, arabinoxylan trong lúa mì đều không được đưa vào trong loại cám mới. Chúng làm giảm sự hấp thu và tiêu hóa chất dinh dưỡng trong ngũ cốc, gia tăng các vi khuẩn có hại.

 

Bổ sung enzyme:

Việc bổ sung enzyme sẽ tăng hiệu quả hấp thu các chất dinh dưỡng trong cám, giảm chi phí ngũ cốc. Sử dụng các enzyme tiêu hóa bổ sung trong thức ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đặc biệt nó càng có ưu thế vượt trội khi so sánh với lúa mì và lúa mạch.

Sự lựa chọn enzyme từ nguồn động vật hay thực vật, tùy thuộc vào giá cả, có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả.

 

Cải tiến phương pháp xử lý nhiệt:

Nếu sử dụng các loại nguyên liệu ngũ cốc đã được xử lý nhiệt thì chúng sẽ tăng hiệu quả tiêu hóa và giảm tiêu chảy. Nhưng nếu xử lý nhiệt quá mức sẽ làm bề mặt viên cám bị nứt, xuất hiện những chấm đen.

 

Cải tiến độ cứng của cám viên:

Độ cứng của viên cám được ước đoán nếu ta dùng ngón cái và ngón trỏ bóp vỡ dễ dàng là được. Độ dài viên cám ngắn và mỏng là thích hợp.

 

Điều chỉnh lượng lactose:

Lactose đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Trước đây, chúng ta cho rất nhiều lactose vào cám cho heo cai sữa trong một thời gian dài. Chất này thúc đẩy nhuận tràng nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ là nguyên nhân gây tiêu chảy.

Nếu so sánh các loại cám sữa có hàm lượng lactose 30% thì các loại cám dùng cho heo sau cai sữa trọng lượng từ 6~8 kg, hàm lượng lactose khoảng 20% là được.

Tùy theo môi trường nuôi và stress sẽ ảnh hưởng đến chi phí nhưng heo từ 8~12 kg thì hàm lượng lactose 10~15% là phù hợp.

Heo con sau cai sữa một tuần phải ăn một ngày bình quân 150g cám kỳ giữa cai sữa. Hàm lượng lactose bằng phân nửa so với cám thời kỳ đầu cai sữa.

Sau cai sữa khoảng 10~14 ngày, heo đạt trọng lượng trên 12kg thì không cần trộn lactose thêm nữa.

Cần phải nắm rõ liều lượng lactose thích hợp với tình trạng nông trại để đề phòng các bệnh tiêu chảy và đường ruột.

 

Nâng cao hiệu quả miễn dịch bằng cách thêm bột trứng và huyết thanh protein từ động vật:

Heo con được nhận các kháng thể từ heo mẹ, nhưng sau khi cai sữa để đáp ứng với môi trường mới thì khả năng miễn dịch từng con lại có sự chênh lệch.

Để heo con vượt qua giai đoạn khủng hoảng này, cần bổ sung đầy đủ globulin miễn dịch vào trong cám heo con thời kỳ đầu cai sữa, cám thời kỳ giữa cai sữa được bổ sung ít hơn. Nguồn globulin miễn dịch trong trứng gà so với nguồn từ động vật khác thì có hiệu quả với các loại vi khuẩn hơn. Khoảng 1kg bột trứng sẽ hiệu quả tương đương với 50 kg protein huyết thanh.

Cho tới nay, nguồn globulin miễn dịch được bổ sung từ huyết thanh protein động vật rất đắt. Cần phải giảm lượng sử dụng huyết thanh protein. Để đối phó với các loại bệnh thường gặp thời kỳ cai sữa nên bổ sung bột trứng có tính miễn dịch cao.

 

Các chất bổ sung và kỹ thuật sản xuất khác:

Những điều đã nói ở trên chủ yếu là những khác biệt về kỹ thuật trong việc sản xuất cám cho heo cai sữa. Ngoài ra cần bổ sung các chất hữu cơ, vitamin, các chất chiết xuất từ thảo mộc. Vì vấn đề này đang được nghiên cứu nên chưa giải thích được cặn kẽ.

 

3. Giá của loại cám mới:

 

So sánh với giá 2 loại cám đang sử dụng tại châu Âu thì loại cám mới mắc gấp 2 lần. Một tấn hoặc một bao cám loại mới giá mắc hơn 2 lần (theo công ty sản xuất cám là trên 3 lần), liệu có mắc quá không?

Tuy vậy thời gian xuất chuồng được rút ngắn từ 12~20 ngày. Tiền cám sau khi cai sữa trong vòng 14 ngày tăng gấp 2 lần. So sánh giữa chi phí gia tăng và hiệu quả thì việc sử dụng cám cai sữa loại mới có hiệu quả cao hơn.

Thời gian để heo đạt trọng lượng xuất chuồng được rút ngắn thì tiền cám và chi phí quản lý nông trại sẽ được giảm đi rất nhiều. Giả sử khi tính tất cả phí tổn thì tỷ số quay vòng vốn được tính vào khoảng 7:1.

Nếu sử dụng cám mới chúng ta sẽ phải trả chi phí cám giai đoạn cai sữa cao hơn khoảng 3 lần. Để có hiệu quả thì trên một tấn cám cần phải thu được nhiều hơn 15~30 kg thịt heo hơi. Tuy nhiên, trước khi đổi cám ta cần quản lý biện pháp cho ăn. Nếu biện pháp cho ăn không được thực hiện đúng thì chúng ta cũng sẽ thất bại.

 

Nguồn: heo.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 278

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 273


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 397739

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73444710