23:32 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bệnh cầu trùng gà (Phần II)

Thứ hai - 26/06/2017 22:22
Triệu chứng và bệnh tích của bệnh cầu trùng gà.

III. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH 

Trong 9 loại cầu trùng kể trên nhưng thường gặp 6 loại. 

Bệnh cầu trùng

  

Triệu chứng của bệnh thể hiện rõ hậu quả của quá trình phá hủy niêm mạc đường tiêu hóa của cầu trùng. Gà bị bệnh thường lờ đờ, chậm chạp, ăn kém hoặc bỏ ăn, lông xù, cánh xã, phân loãng nhớt sau phân loãng lẫn máu tươi hoặc máu chết tùy theo vị trí bị cầu trùng trên đường tiêu hóa, gà khát nước, uống nhiều nước, dễ chết do mất nước và mất máu. Đặc trưng nhất là phân lẫn máu tươi hoặc màu bã trầu. 

Bệnh cầu trùng gà 2

  

Bệnh do Eimeria  ký sinh ở manh tràng

Đây là loài chỉ gây bệnh ở manh tràng, là một trong phần lớn những bệnh cầu trùng dễ dàng nhận ra nhất. Bệnh phát triển nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào số lượng noãn nang mà gà ăn phải. Nếu nhiễm ít, gà có thể tạo ra miễn dịch chống được bệnh. 

+ Sau khi ăn phải noãn nang thì 4 ngày sau có biểu hiện triệu chứng. 

- Xù lông, ủ rũ, chậm chạp. 

- Phân đỏ (có máu) hoặc sáp nâu. Do quá trình phân chia noãn nang ở thế hệ thứ hai làm rách thành của tế bào mang tràng gây xuất huyết. Nếu xuất huyết ít thì máu trong phân thành màu sáp (trường hợp này thường ở gà lớn nhiều hơn gà con). 

+ Mổ khám bệnh tích: 

- Sau khi nhiễm noãn nang 3 ngày mổ thấy thành ruột mang tràng dày lên một chút. 

- Sau khi nhiễm 4 - 5 ngày, manh tràng bị sưng to chứa đầy máu, kéo dài tới 3 tuần. 

Vì vậy, nếu gà bị thiếu Vitamin K thì khả năng xuất huyết kéo dài gây nên chết. 

Sau khi bệnh, gà tạo được miễn dịch chống lại sự tái nhiễm lần sau. 

  

Bệnh cầu trùng

Bệnh gây ra do Eimeria ký sinh ở ruột

+ Triệu chứng: 

Đây là thể trầm trọng của bệnh cầu trùng ở trong ruột. Sau khi các hạt bào tử xuyên vào lớp biểu mô, sẽ trú ở phần sâu của thành ruột. Một số lượng lớn thế hệ phân chia thứ hai thành thục ở tế bào dưới lớp tế bào biểu mô. Nó phá hủy tế bào và gây xuất huyết và vết loét trên thành ruột. Quá trình sinh sản hữu tính lại xảy ra ở manh tràng và như vậy các nang bào lại tăng thêm trên của đường tiêu hóa. 

Triệu chứng biểu hiện như cầu trùng manh tràng nhưng gà có đi ỉa ra máu tươi, phân lẫn máu. 

+ Bệnh tích mổ khám: 

- Ruột non sưng to quá mức, mất khả năng nhu động. 

- Bề mặt niêm mạc ruột có nhiều điểm trắng, đỏ. (Màu trắng là những quần thể bào tử phân chia (Schizont), màu đỏ là do xuất huyết thành đường tiêu hóa). Ngoài ra trong đường tiêu hóa còn có dịch nhầy với máu, niên mạc ruột có nhiều vết loét, mức độ nặng nhẹ của bệnh tùy thuộc vào lượng Eimeria ký sinh ở ruột và vi khuẩn bội nhiễm. 

Bệnh cầu trùng'

+ Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh: 

- Bệnh tụ huyết trùng: Cũng có triệu chứng phân đỏ, có vết máu trong trường hợp bệnh cấp tính. Nhưng chết nhanh. 

Bệnh tích ở mỡ vành tim xuất huyết, không sưng, xuất huyết ở manh tràng. Điều trị bằng Streptomycin, Kanamycin, Tetramycin bệnh khỏi nhanh, còn cầu trùng không khỏi. 

- Bệnh Gumboro: Triệu chứng lông xù, phân lúc đầu loãng có màng nhầy và trắng sau nâu đỏ. Nhưng tốc độ bệnh xảy ra trong vòng 3 - 7 ngày và tỷ lệ chết cao. Bệnh tích không sưng manh tràng mà chỉ sưng túi Fabricius. Xuất huyết ở phần giáp dạ dầy và dạ dầy tuyến... 

- Bệnh nhiễm độc nấm Aflatoxxin: Phân cũng đỏ do xuất huyết ruột. Bệnh tích gan sưng và xuất huyết giai đoạn cấp tính, sau đó khối u nổi sần sùi và dai chắc, không sưng manh tràng. 

- Bệnh bạch lỵ, thương hàn, phó thương hàn và E.Coli: Triệu chứng phân tiêu chảy trắng như là cầu trùng ruột non. Bệnh tích mổ ra ruột không sưng to và có điểm trắng vệt như cầu trùng. Dùng kháng sinh Chloramphenicol, Chlotetrasol, Neodexin, Neocyclin điều trị cho uống hoặc tiêm bệnh giảm ngay. Còn cầu trùng thì không khỏi. 

  

IV. PHÒNG TRỊ

1. Phòng:

- Giữ gìn chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát nhằm ngăn chặn sự phát triển của an noãn. 

- Sau mỗi lần điều trị bệnh cầu dọn vệ sinh, thay chấu độn chuồng chống tái nhiễm. 

- Dùng vaccine IMMCOX chỉ cần cho uống một liều duy nhất lúc 3 - 7 ngày tuổi (dùng đúng theo hướng dẫn của nhà xản xuất). 

2. Trị: 

Có nhiều loại: 

  

Bệnh cầu trùng gà

Chú ý khi điều trị bệnh cầu trùng cần kết hợp xử lý chống viêm ruột. 

3. Thuốc bổ trợ

Khi gà mắc bệnh cầu trùng gà mất máu, viêm ruột vì thế dùng các loại vitamin là cần thiết có: 

Bệnh cầu trùng gà
 

Nguồn: nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 348


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 877380

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64863324