21:12 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bệnh rối loạn trao đồi chất thường gặp ở dê

Thứ sáu - 11/03/2016 03:15
1/. Bệnh đau bụng, sình bụng, tiêu chảy, đầy hơi:
 
- Nguyên nhân: Chăm sóc, nuôi dưỡng tồi, nhất là thức ăn, nước uống chất lượng kém, hôi mốc, nhiễm độc tố, vệ sinh thân thể, chuồng trại, môi trường… không đảm bảo vệ sinh dẫn đến rối loạn trao đổi chất hoặc do dê bị nhiễm giun sán…
 
- Triệu chứng: Dê bị bệnh đau bụng, sình bụng, đầy hơi sau đó ít ngày thì chết. Bệnh thường thấy ở dê con, đau từng cơn ở đường tiêu hoá, cong gù lưng lại, thở nhiều, đi loạng choạng, hoảng loạn, cơn đau tăng lên cho đến chết.
 
- Điều trị: Dê lớn uống ¼ lít dầu gai hoặc 1 cốc rựơu mạnh pha vào 2 cốc nước, mỗi giờ uống một lần cho tới khi hết cơn đau. Trường hợp đau dữ dội, dùng thuốc giảm đau như mocfin, chữa trị các nguyên nhân và tẩy giun sán…
 
- Phòng bệnh: Chăm sóc, nuôi dưỡng thật tốt, nhất là thức ăn, nước uống phải đảm bảo chất lượng và vệ sinh thú y, không bị hôi mốc, nhiễm độc tố… đảm bảo vệ sinh thân thể, chuồng trại và môi trường…; Tuyệt đối không chăn thả dê ở khu vực ẩm thấp, có ốc, ve, bét cư trú, ký chủ trung gian của giun, sán và định kyớit nhất 6 tháng một lần tẩy giun, sán bằng những thuốc có hiệu lực cao cho toàn đàn dê. Phân và nước thải gia súc phải được xứ lý bằng hệ thống bioga hoặc ủ kín ít nhất một tháng trước khi sử dụng cho cây trồng hay vật nuôi khác.
 
2/. Bệnh chướng hơi dạ cỏ (Bloat):
 
- Nguyên nhân: Có thể do dê ăn nhiều thức ăn bị ôi, mốc, nhiều nước, ít xơ và dễ lên men sinh hơi hoặc trong thức ăn có nấm độc; Thay đổi loại thức ăn đột ngột như: từ thức ăn thô khô sang thức ăn thô xanh non ngon chứa nhiều nước, có nấm lên men sinh hơi…; Chướng hơi thứ cấp cũng có thể gặp ở dê, khi dê bị cảm lạnh do ướt nước mưa, viêm ruột, bội thực dạ cỏ, tắc cuống họng do nuốt phải dị vật như quả táo, cà rốt… hoặc khi dê ốm yếu không được uống nước đầy đủ cũng hay bị nghẹn thức ăn…
 
- Triệu chứng: Giai đoạn đầu của bệnh, dê mệt mỏi, khó chịu và bỏ ăn. Dấu hiệu điển hình nhất là căng bụng, đặc biệt là hông bên trái, khi gõ tay vào nghe như tiếng trống; Sau khi chướng bụng đầy hơi một thời gian, dê trở nên khó chịu hơn, đứng xoạng chân, đi loạng choạng, nhu động dạ cỏ yếu dần và mất hẳn; Giai đoạn cuối cùng, dê chảy dãi, mắt trợn ngược và chuyển động tròn, niêm mạc mắt, mồm chuyển từ đỏ hồng sang tím tái, thể hiện cơ thể thiếu ôxy và sắp chết…
 
- Điều trị: Can thiệp kịp thời là rất cần thiết.
+ Chướng hơi thứ cấp: Được can thiệp bằng ống thông dạ cỏ hoặc tháo gở dị vật khỏi cuống họng.
+ Chứng hơi do thức ăn: Trước hết phải chống sự tạo hơi bằng cách cho dê uống 100-200ml dầu rán hoặc rượu tỏi. Cho dê hoạt động và chà xát vùng dạ cỏ nhiều lần sau khi uống dầu hoặc rượu tỏi sẽ làm tăng cường nhu động dạ cỏ và thoát hơi. Trường hợp bệnh nặng phải chọc Trôca vào dạ cỏ phía trên hông trái để thoát hơi. Sau khi thoát hơi, cần tiêm kháng sinh 3-5 ngày.
 
- Phòng bệnh: Chăm sóc, nuôi dưỡng thật tốt, nhất là thức ăn, nước uống phải đảm bảo chất lượng và vệ sinh thú y, không bị hôi mốc, nhiễm độc tố… đảm bảo vệ sinh thân thể, chuồng trại và môi trường…; Tuyệt đối không chăn thả dê ở khu vực ẩm thấp, có ốc, ve, vét cư trú, ký chủ trung gian của giun, sán và định kỳ ít nhất 6 tháng một lần tẩy giun, sán bằng những thuốc có hiệu lực cao cho toàn đàn dê. Phân và nước thải gia súc phải được xử lý bằng hệ thống bioga hoặc ủ kín ít nhất một tháng trước khi sử dụng cho cây trồng hay vật nuôi khác.
 
3/. Bệnh sốt sữa (Milk fever):
 
- Nguyên nhân: Có thể do dê ăn khẩu phần thiếu hoặc mất cân bằng canxi và phốt pho trong thời gian dài. Bệnh thường xẩy ra khi dê đang tiết sữa hay cạn sữa. Bởi vì, trong giai đoạn này canxi và photpho của cơ thể tăng lên đột ngột mà khả năng cung cấp canxi thấp hơn nhiều so với nhu cầu, nó phải sử dụng nguồn canxi từ máu. Khi lượng canxi huyết giảm tới mức quá thấp (dưới 6mg/100ml) thì suất hiện các triệu chứng của bệnh.
 
- Triệu chứng: Bệnh thường xẩy ra ở dê sữa có năng suất cao, ban đầu dê kém ăn, suy nhược cơ thể, loạng choạng, đi lại khó khăn, sau đó dê dựa vào tường và nằm bệt về một bên, bị tê liệt và co giật, không đứng dậy được, thân nhiệt hạ dưới 380C, mạch đập tăng… Nếu không điều trị kịp thời dê có thể chết.
 
- Điều trị: Giai đoạn đầu bị bệnh có thể tiêm tĩnh mạch chậm, 15-30ml/ngày dung dịch canxi clorua 10% hoặc 50-100ml/ngày dung dịch calcium gluconate 30% 3 ngày liên tục…
 
- Phòng bệnh: Phòng bệnh sốt sữa cho dê bằng cách thường xuyên bổ sung hỗn hợp đá liếm muối khoáng mua sẳn (hoặc tự trộn 70% bột khoáng canxi, photpho, 15% muối và 15% xi măng), đặc biệt cần bổ sung thêm vào khẩu phần cho dê cái có chửa canxi, photpho để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho dê…
 
4/.Bệnh bại liệt hai chân sau:
 
- Nguyên nhân: Có thể do dê ăn khẩu phần thiếu hoặc mất cân bằng canxi và phốt pho trong thời gian dài. Bệnh thường xẩy ra khi dê đang tiết sữa hay cạn sữa. Bởi vì, trong giai đoạn này canxi và photpho của cơ thể tăng lên đột ngột mà khả năng cung cấp canxi thấp hơn nhiều so với nhu cầu, nó phải sử dụng nguồn canxi từ máu. Khi lượng canxi huyết giảm tới mức quá thấp (dưới 6mg/100ml) thì xuất hiện các triệu chứng của bệnh.
 
- Triệu chứng: Bệnh thường xẩy ra ở dê sữa có năng suất cao, ban đầu dê kém ăn, suy nhược cơ thể, loạng choạng, đi lại khó khăn, sau đó dê dựa vào tường và nằm bệt về một bên, bị tê liệt và co giật, không đứng dậy được, thân nhiệt hạ dưới 380C, mạch đập tăng… Nếu không điều trị kịp thời dê có thể chết.
 
- Điều trị: Giai đoạn đầu bị bệnh có thể tiêm tĩnh mạch (lưu ý tiêm chậm) 15-30ml/ngày dung dịch canxi clorua (CaCl2) 10% hoặc 50-100ml/ngày dung dịch calcium gluconate 30% 3 ngày liên tục…
 
- Phòng bệnh: Phòng bệnh bại liệt hai chân sau cho dê bằng cách thường xuyên bổ sung hỗn hợp đá liếm mua hay tự trộn (70% bột khoáng canxi, photpho, 15% muối và 15% xi măng), đặc biệt cần bổ sung thêm vào khẩu phần cho dê cái có chửa canxi, photpho để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho dê…
 
5/. Bệnh thiếu máu:
 
- Nguyên nhân: Có thể do thiếu sắt, cô ban, nhiễm độc máu…
 
- Triệu chứng: Dê ốm yếu, mệt mỏi, biếng ăn, các niêm mạc nhợt nhạt, bệnh sảy ra ở dê mọi lứa tuổi.
 
- Điều trị: Xét nghiệm và điều trị ký sinh trùng nếu bị nhiểm, bổ sung muối khoáng, coban, sắt và tiêm B12…
 
- Phòng bệnh: Biện pháp phòng bệnh tốt nhất, hiệu quả nhất là thay đổi khẩu phần thức ăn và dinh dưỡng tốt hơn, phòng trị ký sinh trùng. Định kỳ tẩy sán cho dê một năm ít nhất hai lần vào đầu mùa khô và mùa mưa, ở những vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao thì 3 – 4 tháng tẩy giun sán một lần. Không nên chăn thả hay sử dụng thức ăn cho dê ở những vùng ngập nước hay đọng nước lâu ngày, có ốc, ve, bét cư trú. Nếu có thu gom hay cắt hái về cho dê ăn thì phải rữa sạch, sát trùng bằng nước muối, thuốc tím hay Clo… rồi phơi tái trước khi cho dê ăn. Chuồng trại phải được vệ sinh, sát trùng, tiêu độc sạch sẽ. Phân và nước thải gia súc phải được xứ lý bằng hệ thống biogas hoặc ủ kín ít nhất một tháng trước khi sử dụng cho cây trồng hay vật nuôi khác. Khai thông cống rãnh, ao tù và những vũng nước đọng dơ bẩn xung quanh chuồng trại, sân chơi, bãi chăn thả…
 
6/. Bệnh axetôn huyết:
 
- Nguyên nhân: Có thể do khẩu phần mất cân đối dinh dưỡng hoặc do biến động của hệ thống nội tiết…
 
- Triệu chứng: Bệnh thường xẩy ra ở dê nuôi nhốt, mới đẻ xong, dê ốm yếu, dạ dày co bóp yếu và chậm, nhai lại thất thường, cơ bắp co giật, hàm cổ cứng đờ, con vật đau đớn buồn bã, mắt kém, mắt có ghèn, có mùi axêtôn trong nước tiểu và nước sữa…
 
- Điều trị: Thay đổi khẩu phần thức ăn và dinh dưỡng tốt hơn, cho ăn thêm đường mật, tiêm coctizon hoặc hidrococtizon vào bắp thịt, tiêm glucoza vào tĩnh mạch... theo chỉ dẫn ghi trên nhãn thuốc.
 
- Phòng bệnh: Cho dê mới đẻ ăn cỏ non ngon giàu dinh dưỡng và bổ sung thêm đường mật, muối khoáng…
 
Nguồn: nguoichannuoi.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 307

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 306


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 395956

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73442927