12:47 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bí quyết kỹ thuật trồng lúa nàng Nhen thơm Bảy Núi

Thứ bảy - 01/07/2017 06:36
Để có được hạt gạo nàng Nhen thơm ngon, người nông dân đã phải bỏ ra không ít công sức, mồ hôi và nước mắt để thực hiện các công đoạn từ gieo trồng, bón phân cho đến thu hoạch.

Lúa Nàng nhen chịu hạn tốt, ít bị sâu bệnh, không cần phải sử dụng nhiều phân vô cơ, sử dụng phân bò là chính, phát triển tốt dựa vào nguồn nước mưa.

Riêng về kỹ thuật canh tác trồng lúa, người nông dân Khmer cũng có đặc thù riêng, ít sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng tưới tiêu chủ yếu từ nguồn nước mưa nên lúa gạo Nàng Nhen có giá trị đặc biệt.

Kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản phải được tiến hành cẩn thận theo đúng quy trình . Lúa không sạ thẳng mà gieo mạ rồi mới cấy.

Đất ruộng trên cần được làm kỹ, cày 1-2 lần, bừa 2-3 lần, phân bò bón lót đã ủ hoai được trộn nhuyễn khi làm đất, gieo mạ vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 và cấy lúa khi mạ từ 25 đến 30 ngày.

Ngoài cách bón phân hữu cơ (phân bò), tùy theo khả năng kinh tế có thể sử dụng cách bón phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ với liều lượng và thời điểm thích hợp. Lúa Nàng Nhen Thơm được thu hoạch vào đầu mùa khô.

Căn cứ vào địa hình, người dân be bờ, tạo ra các mảnh ruộng bậc thềm cao rộng hẹp khác nhau và càng rộng ra khi xa chân núi để trữ nước trồng lúa.

Vào mùa mưa (chiếm 90% tổng lượng mưa hàng năm), với lượng mưa 132mm/tháng, dù địa hình dốc, nước thoát nhanh nhưng các cơn mưa liên tục với hơn 15 ngày mưa/tháng đủ cho nhu cầu về nước trong 2/3 thời gian sinh trưởng đầu của cây lúa Nàng Nhen Thơm Bảy Núi.

Trong quy trình sản xuất đặc biệt của người dân Khmer, yêu cầu bắt buộc là phải bón phân bò ủ oai mục cho lúa. Khu vực Bảy Núi có nhiều loại cây cỏ họ Hòa Thảo, là nguồn thức ăn tự nhiên của đàn bò.

Trong thành phần của các loài cây họ Hòa Thảo, ngoài protein thô, lipid, chất xơ, khoáng tổng số… còn có Lignin, do đó phân bò ở khu vực này là yếu tố đặc biệt bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây lúa mà không khu vực nào có được.

Phân bò ở Bảy Núi được ủ, đánh tơi rất kỹ trước khi bón cho cây lúa. Do cày bừa từ 3 đến 5 lần nên phân bò lẫn đất, quện lại như “lớp hồ” dày trên mặt ruộng, giúp rễ lúa hấp thụ dưỡng chất tốt hơn trong tầng canh tác 15-20 cm, mưa lớn không trôi mất phân.

Mặt khác, khi có một “lớp hồ” dày trên bề mặt cũng giúp cho ruộng đỡ mất nước khi lúa đè nhánh, làm đòng.

Nguồn: Báo Vĩnh Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 157


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 320973

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73367944