03:01 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bón phân cho bí đỏ, cà chua

Thứ năm - 27/10/2016 10:46
Đối với cà chua thu hoạch nhiều lứa quả hoặc dạng cà chua sinh trưởng vô hạn thì có thể thêm một lần bón thúc 3 sau thu quả đợt 1. Lượng bón tương tự như lần bón thúc 2...

 

CÂY BÍ ĐỎ

Cây bí đỏ (Cucurbita pepo L.; C. Maxima) có tên khác là bí ngô, bí ử, bí rợ, bầu Lào.

Thời vụ

Gieo hạt từ tháng 10, tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Vụ gieo tháng 10, tháng 11 sẽ ra quả vào tháng 12, tháng 1. Vụ gieo tháng 12, tháng 1 sẽ ra quả vào tháng 2, tháng 3.

07-48-19-710911348461153822739
Bón NPK-S Lâm Thao năng suất, chất lượng cây trồng tăng rõ rệt
 

Ở miền Bắc trong vụ đông, điều chỉnh vụ gieo sao cho khi cây ra hoa tránh được rét để tăng khả năng thụ phấn và đậu quả. Gieo sớm quá hoặc gieo muộn hơn, lúc ra hoa, quả gặp rét hoặc mưa sớm sẽ thất thu, cây mau rạc.

Làm đất và trồng

Bí đỏ có bộ rễ rất phát triển nên có khả năng chống hạn rất cao. Do đặc điểm này, muốn trồng bí đỏ đạt năng suất cao cần phải làm đất sâu và kỹ, độ pH 5,5 - 7,5. Trồng bí đỏ theo những hốc thẳng hàng, hốc sâu 30 - 40 cm, rộng 40 - 50cm, cách nhau từ 2 - 3m tùy theo đất xấu hay tốt; giữ mật độ 2.000 -2.500 cây/ha (70 - 90 cây/sào Bắc bộ), mỗi hốc gieo 5 - 6 hạt cách đều nhau, gieo hạt xong lấp lên một lớp đất mỏng 2 - 3 cm rồi tưới nước giữ ẩm.

Bón lót cho bí đỏ chủ yếu là bón theo hốc, sau khi bổ hốc rồi để 2 - 3 ngày cho hả đất rồi mới bón phân, bón xong trộn với đất đảo đều, lại để 2 - 3 hôm nữa mới gieo hạt.

Bón phân NPK-S Lâm Thao

* Tính theo một sào Bắc bộ là 360m2

+ Bón lót:  Phân chuồng 600 - 700kg (nếu đất chua bón thêm 25 - 30kg vôi bột).

NPK-S*M1 5.10.3-8 bón 12 - 15kg.

+ Bón thúc 1: NPK-S*M1 12.5.10-8 bón 10 - 12kg.

+ Bón thúc 2: NPK-S*M1 12.5.10-8 bón 10 - 12 kg.

* Tính cho 1ha:

+ Bón lót:  Phân chuồng 15.000 - 18.000kg (nếu đất đồi, đất chua bón thêm 600 - 800kg ha vôi bột vào lúc làm đất).

NPK-S*M1 5.10.3-8 bón 330 - 415kg.

+ Bón thúc 1 khi cây cao độ 40 - 50 cm: NPK-S*M1 12.5.10-8: bón 280 -330kg.

+ Bón thúc 2 ở thời kỳ ra nụ hoa tập trung để cây có thể đậu quả nhiều, quả to và chắc hơn: NPK-S*M1 12.5.10-8 bón 280 - 330kg.

Chăm sóc: Tưới nước, bấm ngọn, nhánh, tỉa hoa đực và lá vàng. Ở giai đoạn cây con cần tưới nước giữ ẩm đất 50 - 60% độ ẩm đồng ruộng.

Khi bí đỏ bò dài trên dưới 1m thì lấy đất chặn lên các đốt dây để tăng thêm rễ phụ làm tăng khả năng hút dinh dưỡng và giữ cho cây khỏi bị gió lay làm dập thân cây, hại hoa quả. Cần bấm ngọn làm rau ăn chỉ để lại mỗi cây 2 - 4 nhánh. Hoa đực thường ra trước hoa cái. Số hoa đực rất nhiều so với hoa cái nên khi hoa cái đã thụ tinh xong cần cắt bỏ bớt hoa đực, tỉa bỏ bớt các nhánh con kém phát triển, vặt bỏ các lá già mọc chen chúc để thêm thoáng cho cây, ong bướm dễ tìm hoa, tăng thêm khả năng thụ phấm thụ tinh và đậu quả cho cây bí đỏ.

Thụ phấn bổ khuyết cho hoa cái: Trên 1 cây bí đỏ hoa đực và hoa cái thường không nở cùng lúc, trong nhiều trường hợp khi đầu nhụy hoa cái có khả năng tiếp nhận hạt phấn tốt thì hoa đực đã tàn, sức sống của hạt phấn đã kém, do đó tỷ lệ đậu quả không cao. Vậy cần phải thụ phấn bổ khuyết cho cây bí đỏ. Tiến hành vào lúc hoa cái nở nhiều; khoảng 7 - 9 giờ sang ngắt hoa đực, bỏ hết đài và cánh hoa rồi nhấn nhị đực lên đầu vòi nhụy của hoa cái, hay lấy panh cặp ít bong chấm nhẹ phấn ở nhị đực rồi quét lên nuốm nhụy cái. Chọn ngày nắng ráo để thụ phấn bổ khuyết chắc chắn tỷ lệ đậu quả trên cây bí đỏ sẽ cao.

Sau khi thụ phấn thụ tinh xong, quả non phát triển. Tùy theo yêu cầu mà có thể hái quả ở các độ tuổi khác nhau. Nếu trên cây đậu nhiều quả thì phải tỉa bớt khi còn non để tập trung dinh dưỡng nuôi số quả còn lại.
 

CÂY CÀ CHUA

Cây cà chua (Lycopersicum esculentum Mill), thuộc họ Cà (Solanaceae) có tên tiếng Anh là Tomato. Đây là cây thân thảo, mọng nước có nguồn gốc ở Peru và được thuần hóa ở Mexico.

c-chu-21246022721153822505
Bón NPK-S Lâm Thao năng suất, chất lượng cây trồng tăng rõ rệt
 

Cà chua sinh trưởng và phát triển bình thường khi nhiệt độ không khí trong khoảng 18 - 29 độ C, nhưng nếu ban ngày nóng trên 32 độ C hoặc lạnh dưới 10 độ C thì hoa bị rụng, không đậu quả hoặc quả kém. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với cà chua là 21 - 24 độ C, nếu nhiệt độ ban đêm thấp hơn ban ngày 4 - 5 độ C thì cây cho nhiều hoa.

Cà chua có 2 dạng, sinh trưởng vô hạn và sinh trưởng hữu hạn. Phần lớn hiện nay trong SX trên đồng ruộng sử dụng dạng cà chua sinh trưởng hữu hạn. Dạng cà chua sinh trưởng vô hạn được sử dụng trong các vườn nhà hoặc trong nhà xanh (plastic).

Thời vụ và kỹ thuật trồng

Ở vùng đồng bằng sông Hồng thời vụ chính là vụ đông xuân; ở vùng cao như Đà Lạt (Lâm Đồng), Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có thể trồng cà chua quanh năm.

Có 3 vụ chính: Vụ sớm gieo cuối tháng 7 đầu tháng 8, trồng tháng 8 và tháng 9, thu hoạch cuối tháng 10 và tháng 12; Vụ chính gieo từ tháng 9 và đến cuối tháng 10, trồng từ tháng 11, thu hoạch tháng 2, tháng 3 năm sau; Vụ muộn gieo tháng 11, trồng tháng 12, thu hoạch tháng 3, tháng 4 năm sau.

Làm đất, lên luống rộng 0,9 - 1,0 m, cao 20 - 30 cm (vụ sớm hoặc vụ xuân hè phải lên luống 25 - 40 cm). Đối với cà chua sinh trưởng hữu hạn, trồng 2 hàng dọc theo luống, hàng cách hàng 50 - 60 cm, cây cách cây 30 - 40 cm, tương ứng mật độ 30.000 - 39.000 cây/ha.

Đối với cà chua sinh trưởng vô hạn, trồng 2 hàng dọc theo luống, hàng cách hàng 60 - 70 cm, cây cách cây 40 - 50 cm, tương ứng mật độ 24.000 - 25.000 cây/ha. Tạo hốc, bón phân vào hốc, trộn đều với đất, lấp lớp đất mỏng rồi trồng cây, sau đó tưới đẫm nước và tưới nước hàng ngày cho đến khi cây bén rễ hồi xanh.

Bón phân NPK-S Lâm Thao

Bón phân cho cà chua theo các giai đoạn sau: Bón lót trước khi trồng; Bón thúc lần 1 sau trồng 20 - 25 ngày; Bón thúc lần 2 khi cây ra hoa rộ, hình thành quả.

Lượng phân bón tính trên 1 ha như sau:

- Bón lót: Phân chuồng 14 -20 tấn/ha; NPK-S*M1 5.10.3-8 : 500 - 610 kg/ha

- Bón thúc 1: NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10-5: 610 - 690 kg/ha

- Bón thúc 2: NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10-5: 500 - 610 kg/ha

Lượng phân bón tính trên 1 sào Bắc bộ (360 m2) như sau:

- Bón lót: Phân chuồng 0,5 - 0,7 tấn; NPK-S*M1 5.10.3-8 : 18 - 22 kg

- Bón thúc 1: NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10-5: 22 - 25 kg

- Bón thúc 2: NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10-5: 18 - 22 kg

Đối với cà chua thu hoạch nhiều lứa quả hoặc dạng cà chua sinh trưởng vô hạn thì có thể thêm một lần bón thúc 3 sau thu quả đợt 1. Lượng bón tương tự như lần bón thúc 2.

Theo TS Bùi Huy Hiền - TS Cao Kỳ Sơn/nongnghiep.vn 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 207


Hôm nayHôm nay : 52990

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1111291

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71338606