20:07 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Các Biện Pháp Cơ Bản Phòng Bệnh Cho Bò Nhốt Chuồng

Thứ năm - 16/06/2016 21:35

– Thức ăn xanh cần rửa sạch, phơi tái trước khi cho bò ăn.

– Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ, vệ sinh chuồng trại, cho ăn đúng tiêu chuẩn và hợp lý vệ sinh,… là những cách phòng bệnh cho bò đơn giản mà hiệu quả.

Trong chăn nuôi bò, cần thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cơ bản sau:

– Đánh số, kẹp số cho bò để theo dõi tình hình sinh trưởng của từng con.

– Đối với bê sơ sinh: Phải kiểm tra tình hình sức khoẻ, bệnh tật hàng ngày. Sát trùng rốn cho bê bằng các dung dịch sát trùng đến khi rốn khô.

Đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ; cỏ non, cỏ khô và nước uống luôn sạch sẽ, không lẫn tạp chất.

Thường xuyên tắm chải cho bê: mùa hè 2 lần /ngày, mùa đông 1 lần/ngày.

Trước khi cai sữa cần tẩy giun, sán.

– Đối với bò sinh sản: Cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho bò. Khám thai định kỳ, kiểm tra bầu vú, cơ quan sinh dục để phát hiện những dấu hiệu bất thường.

– Không chăn thả chung với các gia súc có thể truyền bệnh truyền nhiễm cho bò.

– Định kỳ 1 quý hoặc 1 năm kiểm tra huyết thanh học để kịp thời phát hiện và loại trừ những con mang mầm bệnh.

– Kiểm tra nguồn gốc và chất lượng tinh trước khi thụ tinh nhân tạo.

– Đối với bò sữa:

+ Chọn những con có bầu và núm vú đẹp, cân đối.

+ Trước khi vắt sữa, vắt các tia sữa đầu tiên vào một cốc đáy màu đen để kiểm tra có gì bất thường không.

+ Tuân thủ nghiêm ngặt vệ sinh vắt sữa.

+ Nếu trong đàn có con ốm hoặc mắc bệnh viêm vú phải vắt sữa sau cùng.

+ Hàng tháng kiểm tra bằng CMT với việc sử dụng dung dịch Teepol, Lauryl Sulfate Sodium hoặc Deterol và điều trị ngay các trường hợp viêm vú phi lâm sàng.

+ Sau khi bò cạn sữa, bơm thuốc mỡ kháng sinh (Cloxamam, Mastijet) trực tiếp vào tất cả các ống núm vú.

– Không chăn thả bò ở các bãi cỏ gần khu công nghiệp, ruộng vườn mới sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

– Kiểm tra thức ăn và nguồn nước uống thường xuyên.

– Cỏ và thức ăn xanh cần rửa sạch, phơi tái trước khi cho bò ăn.

– Thường xuyên khơi thông cống rãnh quanh chuồng trại và bãi chăn thả, phát quang bụi rậm, xịt thuốc diệt côn trùng 1 lần/tháng.

– Diệt sán lá gan cho bò định kỳ vào tháng 4 và tháng 8 hàng năm.

– Xây dựng các điểm uống nước cho bò trên các bãi chăn thả.
 

Nguồn: nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 276

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 275


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 392646

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73439617