15:30 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cách chăm sóc nhím để đạt hiệu quả cao

Thứ năm - 18/08/2016 04:53

Giới thiệu những vấn đề cần lưu ý để chăm sóc nhím đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Vệ sinh chuồng sạch sẽ: Công việc gìn giữ môi trường sống của nhím được sạch sẽ, bớt hôi hám, hợp vệ sinh là việc làm tiêu tốn nhiều thời gian nhất trong những việc cần làm trong ngày để bảo vệ sức khỏe của nhím.
 
Nếu trong chuồng chỉ nuôi vài ba con nhím thì việc vệ sinh chuồng chi là chuyện nhỏ. Ngược lại, nếu nuôi cả bầy đàn một vài mươi con thì khâu gìn giữ vệ sinh không thể xem thường được. Vì rằng, cách ăn của nhím không giống như trâu bò nuôi chuồng chỉ biết đứng ăn tại máng cỏ từ đầu bữa đến cuối bữa. Trừ một số ít con không có nết ăn nên mới xốc xáo vung vãi rơm cỏ rơi rớt ra ngoài mà thôi. Nuôi nhím dù có máng ăn, nhưng đa số không chịu đứng ăn tại chỗ mà tha rau cỏ, củ quả ra ngoài mà ăn. Có con vì tranh ãn nên nhảy ngay vào máng, vừa ăn vừa phóng uế bừa bãi... Vì vậy, sau mỗi bữa ăn các thức ăn thừa vương vãi khắp nơi trên nền chuồng, quyến rũ ruồi nhặng bay đến... Do đó, sau mỗi bữa ăn của nhím ta phải quét dọn, xịt rửa nền chuồng cho sạch sẽ. Nhờ nền chuồng có độ dốc nên nước tiểu và nước dội chuồng mới không tù đọng, bớt hôi hám lại mau khô ráo.
 
Kết hợp với việc xịt rửa nền chuồng, ta nên cọ rửa máng ăn, máng uống cho sạch sẽ. Đó cũng là cách phòng ngừa bệnh tật cho nhím. Với việc siêng năng quét dọn này kết hợp với việc xoay hướng chuồng về hướng mặt trời mọc như chúng tôi trình bày ở phần đầu thì các loại vi trùng, vi khuẩn sẽ mất dần đất sống trong chuồng nuôi nhím.
 
Đó là việc chăm sóc chuồng nuôi hàng ngày. Lâu lâu chúng ta cũng nên tổng vệ sinh chuồng nuôi và chung quanh khu vực nuôi theo định kỳ, một vài tuần hay mỗi tháng một lần bằng cách vét sạch cỏ rác trong mương rãnh, phát quang cây cối lùm bụi nếu có quanh khu vực nuôi để trừ tuyệt nơi ẩn nấp của chuột bọ (lén vào tranh ăn thức ăn với nhím, đồng thời truyền bệnh) và ruồi nhặng... Nếu cần, phun xịt thuốc diệt ruồi muỗi và đặt bẫy diệt chuột.
 
- Vệ sinh thức ăn: Ai cũng biết thức ăn là thứ dùng để nuôi sống con vật, giúp con vật sống khỏe và sinh sản tốt. Muốn được vậy, ngoài yếu tố giàu chất bổ dưỡng ra, thức ăn còn phải sạch sẽ, tươi tắn nữa.
 
Vì vậy, các thứ rau cỏ, lá cây sau khi mua về hay thu cắt về cần phải được rửa kỹ nhiều lần trong nước sạch để loại bỏ hết đất cát dơ bẩn, sâu và trứng sâu, những hóa chất độc hại như xăng dầu, thuốc trừ sâu... có thể ít nhiều dã vương vãi dính vào. Sau đó, ta còn phải dem hong ra gió trong nhiều giờ cho ráo nước mới bỏ vào máng cho nhím ăn.
Còn với các loại củ quả, chồ nào giập nát, hư thúi nên loại bỏ đừng tiếc.
 
Thức ăn tinh dành nuôi nhím cũng vậy, phải chọn mua thứ còn mới, còn đầy đủ chất dinh dưỡng. Thức ăn tinh đã quá cũ, đã ôi mốc dứt khoát đổ bỏ không nên cho nhím ăn vì dễ bị ngộ độc.
 
Ngay tất cả thức ăn còn thừa từ đêm hôm trước, kể cả thức ăn tinh còn lại trong máng cũng nên hốt sạch để đổ hết ra ngoài.
 
Nên cho nhím ăn theo bữa, điều này có thể tốn thêm chút công sức của mình nhưng lại có nhiều điều lợi như tới bữa nhím được cung cấp thức ăn để ăn no nê đồng loạt. Sau đó, chúng có thời gian chui vào hang giả nằm nghỉ ngơi để tiêu hóa thức ăn. Nhờ đó mà đến bữa kế tiếp chúng ăn được lượng thức ăn nhiều hơn.
 
Việc cần làm nữa là thay nước mới vào máng uống để máng lúc nào cũng có nước sạch cho nhím uống. Vì như chúng ta đã biết loài nhím tuy uống nước không nhiều nhưng chúng lại có tật thích tiểu tiện bừa bãi vào máng ăn, máng nước, có con còn lội vào bên trong để ngâm mình cho mát nên nước uống thường bị bẩn.
 
- Theo dõi sức khỏe: Hàng ngày, mỗi lần có dịp lui tới chuồng nhím ta nên để ý kiểm tra sơ qua sức khỏe của vật nuôi ra sao. Nhờ đó mà ta phát hiện ra những con nhím vừa chớm bệnh để lo cứu chữa kịp thời. Hoặc phụ chăm sóc cho bầy nhím con mới lọt lòng mẹ. Trong trường hợp gặp ca nhím sinh ba thì kịp thời bắt con yếu ra nuôi bộ hoặc gởi qua bầy khác nhờ nuôi vú...
 
Nguồn: nguoichannuoi.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 141

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 139


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 325685

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73372656