13:50 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cách chăm sóc và bảo vệ cá nuôi mùa mưa

Thứ sáu - 13/10/2017 03:18
Để bảo đảm cá nuôi đến ngày thu hoạch đạt kết quả cao, người nuôi cần làm tốt việc chăm sóc, bảo vệ cá trong mùa mưa lũ.

Cách chăm sóc cá nuôi mùa mưa lũ

Quản lý dịch bệnh 

Sự thay đổi thất thường về nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa trong mùa mưa lũ là một trong những nguyên nhân làm cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển và phát tán; gây hiện tượng sốc môi trường.

Các bệnh thường gặp ở cá là là bệnh do ký sinh trùng, nhiễm khuẩn,... ; Triệu chứng đỏ vi, đỏ mỏ, phù đầu, bỏ ăn, trương bụng, xuất huyết các cơ quan.

Để diệt vi khuẩn, dịch mầm bệnh, đảm bảo được môi trường ao nuôi phải thường xuyên sử dụng bột đá, vôi bột, vôi nước bón định kỳ; liều lượng tùy theo đối tượng nuôi. 

Hạn chế thay nước cho ao trong thời điểm nước dâng đầu mùa và nước rút cuối mùa do lúc này nguồn nước thường bị ô nhiễm từ nước sinh hoạt, nước có nhiều dư lượng thuốc BVTV trên ruộng.

Cần tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách bổ sung vitamin C trộn vào thức ăn hàng ngày; liều lượng khác nhau sao cho phù hợp với mỗi loại vật nuôi.

Bổ sung thức ăn được lên men ủ với mùi kích thích khả năng ăn nhiều, giúp tăng cường tiêu hóa, bảo vệ đường ruột cho cá.

Cách chăm sóc và bảo vệ

- Đối với ao, đầm, hồ: Kiểm tra và tu bổ lại bờ ao chắc chắn đảm bảo giữ được nước. Cần phát quang những cành, cây xung quanh bờ, để tránh cành lá rơi vào ao làm ô nhiễm ao nuôi.

Tại cống xả tràn đặt lưới chắn hình chữ V để tăng diện tích thoát nước nhằm tránh cá thoát ra ngoài khi có lũ lụt lớn xảy ra.

Tháo bớt nước trong ao, chuẩn bị đăng chắn, cọc tre để gia cố sửa chữa hệ thống bờ, cống, có lưới chắn phòng tràn bờ gây thất thoát thủy sản nuôi khi mưa to, gió lớn. Rải vôi xung quanh bờ ao phòng nước trôi phèn xuống làm biến động pH ao nuôi.

Sau mưa bão kiểm tra chất lượng nước trong ao nuôi để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp như bón vôi (1 - 3 kg/100m2); điều chỉnh màu nước hoặc có thể thay nước khi cần thiết.

vCách chăm sóc cá nuôi mùa mưa lũ

- Đối với mô hình nuôi cá lúa: Gia cố bờ ruộng chắc chắn và đắp bờ cao hơn mực nước 0,5 m để vượt lũ, xung quanh ruộng nuôi phải bố trí nhiều cống thoát nước.

Phải căng lưới bao xung quanh bờ ruộng, thường xuyên kiểm tra để khắc phục trường hợp lưới rách hoặc nước chảy làm trống dưới chân lưới sẽ thất thất thoát.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống cống, bờ, những nơi xung yếu chống tránh tình trạng vỡ bờ. Dọn sạch đăng cống, mương rãnh để nước thoát nhanh.

Chuẩn bị máy bơm tiêu úng khi cần thiết; phương án phòng tránh lũ lụt cần phải được tính toán cho cả vùng nuôi.

Cách chăm sóc cá nuôi mùa mưa lũ

- Đối với nuôi lồng bè trên sông, hồ: Kiểm tra lại lồng bè, gia cố hệ thống dây neo, phao lồng và di chuyển vào nơi kín gió, có dòng chảy nhẹ để tránh mưa gió làm hỏng lồng.

Trong trường hợp lồng không thể di chuyển cần hạ độ sâu của lồng để giảm bớt sóng, gió.

Thường xuyên vệ sinh lồng sạch sẽ, thông thoáng để thoát nước; treo túi vôi trước dòng chảy để phòng bệnh cho cá.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, mực nước lũ  để chủ động đối phó nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả.

Phòng bệnh cho cá nuôi mùa mưa lũ

Vệ sinh môi trường

Mua mưa lũ, xác các loài động thực vật, cỏ, rác chứa nhiều chất gây hại cho tôm, cá sẽ theo nước mưa chảy xuống ao gây nhiễm bẩn có thể làm cá chết hàng loạt; cỏ rác cũng là nơi trú ẩn của các dịch hại, cần phải dọn sạch cỏ, rác ở bờ ao trước khi mùa mưa đến.

Ở những nơi đất nhiễm phèn, ao mới đào hay mới cải tạo đáy phèn tiềm ẩn ở bờ ao sẽ theo nước mưa chảy xuống ao làm pH giảm đột ngột, gây sốc làm cho cá chết hàng loạt, nên cần dùng vôi bột rải khắp bờ ao trước khi có mưa với lượng 10 - 15 kg/ 100 m2 bờ.

Khi lấy nước vào ao nuôi giai đoạn này cần chú ý đến chất lượng nước, bởi nước lũ từ thượng nguồn chảy qua ruộng, khu dân cư mang theo nhiều mầm bệnh có thể làm bệnh phát sinh; khi lũ rút, các hoạt động sản xuất nông nghiệp trở lại, các loại hóa chất trong nông nghiệp gây độc hại cho cá nuôi, làm thay đổi các điều kiện sinh thái môi trường của các vùng bị ngập nước và làm chất lượng nước thay đổi. 


Tác giả bài viết: Ngọc Anh (Tổng hợp)

Nguồn tin: www.baonghean.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 175

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 173


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 322753

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73369724