06:18 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cách phòng trị bệnh Newcastle ở Đà Điểu

Thứ hai - 02/01/2017 06:02
Bệnh Newcastle ở đà điểu do các chủng virus Newcastle cường độc gây ra.

 

cach-phong-tri-benh-o-da-dieu

Thường các chủng này được thải ra từ các ổ dịch Newcastle của gà, tồn tại và phân tán trong môi trường tự nhiên. Đà điểu ăn thức ăn, uống nước có virus Newcastle sẽ bị nhiễm virus và phát bệnh.

 

Biểu hiện

Virus Newcastle sau khi xâm nhập qua niêm mạc tiêu hóa và máu tác động lên hệ thống tiêu hóa, hô hấp và thần kinh của đà điểu: thời gian ủ bệnh 4 - 5 ngày. Bệnh làm cho đà điểu chết với tỷ lệ cao, nhất là với đà điểu con 2 - 4 tháng tuổi.

 

Các triệu chứng về tiêu hóa:

Đà điểu ỉa chảy, phân loãng có dịch nhầy. Đà điểu đứng ủ rũ, bỏ ăn, uống nước nhiều. Do mất nước và rối loạn các chất điện giải nên đà điểu (đặc biệt là đà điểu non) bị chết do kiệt sức sau 6 - 8 ngày.

 

Các triệu chứng hô hấp:

Đà điểu có dấu hiệu chảy nước mũi, nước dãi, khó thở dần. Con vật sẽ bị chết với tỷ lệ cao sau 10 - 15 ngày.

 

Các triệu chứng thần kinh:

Đà điểu có các con run rẩy, đi đứng xiêu vẹo, ngoẹo đầu, mổ không trúng thức ăn. Bị bệnh nặng đà điểu lên cơn co giật, lăn quay, giẫy giụa, cuối cùng tê liệt chân và sẽ chết sau 7 - 10 ngày.

Mổ bệnh tích thấy các niêm mạc vùng họng, ruột, dạ dày, hậu môn có tụ huyết và xuất huyết đỏ lấm tấm. Màng não có từng đám tụ huyết đỏ.

 

Điều trị:

Hiện không có thuốc đặc trị bệnh Newcastle cho đà điểu cũng như cho gà. Nên biện pháp phòng trị vẫn là quan trọng nhất.

 

Phòng trị:

Biện pháp phòng trị chính là sử dụng vaccine phòng bệnh Newcastle cho đà điểu.

Đối với đà điểu non từ 7- 45 ngày tuổi: Dùng vaccine Lasota nhỏ vào mắt, mũi hoặc tiêm dưới da cánh cho đà điểu. Vaccine được pha theo tỷ lệ 1/200 với nước cất. Sau khi dùng vaccine được 10 - 14 ngày, đà điểu non có miễn dịch chống lại virus Newcastle.

Sau 45 ngày được sử dụng vaccine Lasota, đà điểu cần phải tiêm chủng vaccine Newcastle hệ 1, cũng tiêm dưới da cánh với liều 0,2 - 0,3ml/một đà điểu bằng dung dịch vaccine pha với nước cất theo tỷ lệ 1/200. Vaccine sẽ tạo miễn dịch chắc chắn cho đà điểu và miễn dịch kéo dài 12 tháng.

Đối với đà điểu trưởng thành: Mỗi năm cần tiêm vaccine Newcastle một lần vào cuối mùa thu chuyển sang đông.

Thực hiện vệ sinh chuồng trại và vệ sinh môi trường nuôi đà điểu để tránh lây nhiễm mầm bệnh. Chuồng trại và môi trường cần định kỳ tiêu độc bằng các loại thuốc tiệt trùng như Csesyl 2% hoặc nước vôi 10%.

Không nuôi gà trong khu vực chăn nuôi đà điểu để đà điểu không bị nhiễm virus Newcastle từ gà.

Nguồn: vietlinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 265

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 263


Hôm nayHôm nay : 43405

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 306968

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73353939