14:34 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cách phòng trừ bệnh khô vằn hiệu quả

Thứ ba - 23/08/2016 09:48
Bệnh khô vằn trên lúa do nấm khô vằn gây ra. Nấm này phát sinh phát triển mạnh nhất khi cây lúa xanh tốt, trong ruộng um tùm và thời tiết ấm áp, có nắng mưa xen kẽ.
Cách phòng trừ bệnh khô vằn hiệu quả

Cách phòng trừ bệnh khô vằn hiệu quả

 

Hỏi: Lúa mùa giữa và cuối vụ rất hay bị bệnh khô vằn nếu không trừ được gây giảm năng suất rất lớn. Xin cho biết cách phòng trừ hiệu quả đối với bệnh này?

Trả lời: Bệnh khô vằn trên lúa do nấm khô vằn gây ra. Nấm này phát sinh phát triển mạnh nhất khi cây lúa xanh tốt, trong ruộng um tùm và thời tiết ấm áp, có nắng mưa xen kẽ. Nấm gây hại rất nhiều đối tượng lúa khác nhau (lúa nếp, lúa tẻ, lúa lai hay lúa thuần).

Triệu chứng vết bệnh ban đầu là những đốm hình bầu dục, màu xám trắng ở bẹ lá gần gốc lúa. Khi nấm tấn công lên lá thì vết bệnh không còn hình dạng nhất định mà loang lổ như hình vằn da hổ. Nếu không trừ bệnh kịp thời nấm sẽ ăn lên bông lúa làm bông bị lép, lửng.

Muốn phòng trừ bệnh hiệu quả nông dân cần thực hiện tốt các biện pháp kĩ thuật sau:

- Bố trí mật độ vừa phải: Tùy theo đặc điểm giống, dinh dưỡng trong ruộng, thời tiết… cần bố trí mật độ sao cho đến giữa vụ ruộng lúa không um tùm rậm rạp (nên gieo cấy để mật độ vừa phải). Đây là một điều kiện rất quan trọng vì cấy dày là yếu tố chính làm cho bệnh phát sinh gây hại mạnh ngay từ giai đoạn lúa đẻ.

- Bón phân cân đối: Bón phân hóa học cho lúa mùa không nên bón thừa đạm. Nông dân cần căn cứ vào lượng mưa nhất là giai đoạn lúa đứng cái làm đòng mà cân đối đạm và kali sao cho thích hợp. Kali có tác dụng kìm hãm nấm khô vằn phát triển nên giai đoạn thúc đòng cần tăng cường kali cho lúa nhất là lúa cao sản. Nên bổ sung thêm phân vi lượng bón qua lá cho lúa lúc này.

- Không nên để mực nước quá cao trong ruộng sẽ tạo độ ẩm thuận lợi cho nấm khô vằn nếu có phát triển mạnh thêm. Lúa đứng cái nên tháo kiệt nước trong ruộng để rễ lúa ăn sâu, chống đổ tốt. Lúc lúa làm đòng (lúa có cứt gián) nên duy trì mực nước trong ruộng 2 - 3cm.

- Trị bệnh hiệu quả: Khi trong ruộng đã chớm bị bệnh cần sử dụng thuốc đặc trị như: Anvil, Carbenrim, Tiltsupe, Validacin, Monceren,… phun kép 2 lần cách nhau 4 - 5 ngày.

* Lưu ý: Sử dụng thuốc hóa học để phun trừ bệnh chỉ mang lại hiệu quả cao khi vết bệnh chưa lan lên lá (nấm mới gây hại ở bẹ lá) và thuốc được tiếp xúc với tầng lá dưới của cây. Vì vậy cần tiến hành phun ngay khi cây chớm bị bệnh. Khi phun cần rễ lối đưa vòi phun vào gốc lúa mới đạt hiệu quả cao. Cần bổ sung thêm vào mỗi bình phun từ 0,3 - 0,5 lạng kali trắng sẽ tăng thêm hiệu lực trừ bệnh và phun thuốc lên cả bờ cỏ xung quanh ruộng (nấm khô vằn gây hại cả cỏ).


Hỏi: Trâu trước khi đẻ đi tập tễnh chân sau, sau khi đẻ chân bị nặng hơn, cơ mông bị hóp đi, đi giật cục, bị đã lâu, không bị xưng khớp hay có hiện tượng gì khác. Xin hỏi cách khắc phục?

Trả lời: Từ những triệu chứng nêu trên thì trâu nhà bác có dấu hiệu bại liệt trước và sau đẻ. Nguyên nhân do trong quá trình trâu mang thai không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, khẩu phần ăn thiếu khoáng dẫn đến trâu cái thiếu canxi hoặc magiê hoặc do thiếu vitamin D trong thời gian mang thai ảnh hưởng đến hấp thu canxi và magiê.

Sau khi trâu sinh con, sự sản xuất sữa lấy đi rất nhiều Calci, Magnesium trong máu, làm hàm lượng Calci, Magnesium giảm đột ngột trong máu, làm hệ thần kinh cơ hưng phấn dẫn đến sực co rút mạnh các cơ bắp làm trâu co giật, liệt 4 chân, nằm một chỗ, cơ vòng ống dẫn sữa cũng bị co thắt làm sữa không xuống được gây hiện tượng sốt sữa.

Cách phòng:

- Chuồng trại rộng rãi đủ chỗ cho trâu cái vận động và tắm nắng.

- Cho trâu cái mang thai ăn khẩu phần cân đối dinh dưỡng, treo đá liếm trong chuồng cho trâu bổ sung tự do chất khoáng.

-  Bổ sung tiền tố vitamin D bằng trộn thức ăn hoặc tiêm dung dịch vitamin ADE.

- Sử dụng NOVA-CALCIUM+B12 tiêm chậm vào tĩnh mạch 1ml/5kg thể trọng/lần, tiêm 1 liều duy nhất trước khi trâu đẻ 24 giờ.

Theo KS Đông Đức - TS Nguyễn Thị Hải 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 136

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 134


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 324298

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73371269