Trong nuôi heo, salmonella có thể xuất hiện suốt vòng đời vật chủ và tồn tại trong chất thải của vật nuôi suốt nhiều tuần hoặc nhiều tháng mà không có biểu hiện bệnh lý. Khi xuất hiện trong hệ tiêu hóa (GIT), salmonella có thể lây nhiễm toàn bộ cơ thể vật nuôi trong quá trình giết mổ, khiến thịt heo bị ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh viêm dạ dày, ruột cho con người. Tuy nhiên, việc nhiễm salmonella có thể truyền từ heo này sang heo khác trong quá trình tiếp xúc với động vật thông qua nguồn nước có mầm bệnh, môi trường hoặc qua toàn bộ chuỗi thực phẩm từ thức ăn chăn nuôi, quá trình sản xuất…
Sử dụng phụ gia thức ăn bổ sung muối butyrate trong chăn nuôi -Ảnh: NYT
Theo Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) năm 2015, vi khuẩn salmonellosis được ghi nhận là nguồn gây bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người phổ biến thứ 2 trên thế giới, sau vi khuẩn campylobacteriosis. Nhiễm độc thức ăn do salmonella đã gây ra 93,8 triệu ca viêm ruột, dạ dày ở người và khiến 155.000 người trên thế giới tử vong mỗi năm, chiếm 85% ca ngộ độc thực phẩm liên quan đến hóa chất. Thịt heo nhiễm salmonella là một trong những nguồn thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc do liên quan hóa chất cao nhất, và tác động tiêu cực tới ngành thực phẩm nông nghiệp và thương mại toàn cầu.
Một mối lo ngại lớn trên toàn thế giới hiện nay chính là sự xuất hiện với tốc độ chóng mặt các chủng vi khuẩn có hại kháng thuốc. Kháng đa thuốc ở chủng vi khuẩn salmonella thậm chí còn nghiêm trọng hơn vì chúng dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh ở vật nuôi, trước khi nó truyền sang cơ thể con người qua đường thực phẩm. Trong heo nuôi, chủng vi khuẩn salmonella làm gia tăng tình trạng kháng kanamycin streptomycin, sulfamethoxazole, tetracycline và amoxicillinclavulanic giữa hàng loạt kháng sinh quan trọng khác như fluoroquinolones và cephalosporins.
Từ khi kháng sinh tăng trưởng (AGP) bị cấm vào năm 2006, các quốc gia trong khối Liên minh châu Âu và nhiều nước ngoài châu Âu đã từng bước giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nỗ lực nghiên cứu tìm kiếm chất thay thế kháng sinh nhằm giảm sự xuất hiện của salmonella trong từng giai đoạn nuôi khác nhau xuyên suốt vòng đời của vật nuôi, và nhờ đó giảm rủi ro tiềm ẩn dịch bệnh lây nhiễm từ động vật sang con người.
Các phụ gia thức ăn chính là hướng tiếp cận hứa hẹn nhất trong việc giảm sự xuất hiện salmonella thông qua các tác động khác nhau nhằm tạo ra một môi trường kháng bất lợi cho vi khuẩn gây bệnh và thuận lợi cho các vi khuẩn có ích. Ngoài ra, các chất phụ gia này còn củng cố sức khỏe toàn bộ hệ thống tiêu hóa, kích thích hệ thống miễn dịch và điều hòa hoạt động của gen có liên quan đến tính độc hại hoặc đường thâm nhập vi khuẩn.
Muối butyrate có vai trò quan trọng trong cải thiện hiệu suất tăng trưởng của heo con sau cai sữa. Axit butyric là nguồn năng lượng chính cho các tế bào biểu mô ở ruột và hồi tràng. Trong các thử nghiệm với heo thịt, muối butyrate không chỉ cải thiện tăng trưởng động vật mà còn làm tăng chiều dài và độ dày của vi lông. Muối butyrate củng cố rào cản bảo vệ đường ruột bằng cách tăng cường giải phóng dịch nhầy bảo vệ trong màng nhầy và các peptide kháng khuẩn. Các peptide này cũng được gọi là peptide bảo vệ vật chủ (HDPs), chúng có hoạt lực kháng khuẩn chống lại vi khuẩn, ký sinh trùng, virus có màng bao và nấm mốc. HDPs liên kết với màng vi khuẩn và phá vỡ chúng, kết quả là vi khuẩn bị chết, giúp kích thích tăng sinh tế bào và nguyên phân trong đại tràng, hồi tràng và biểu mô hỗng tràng. Ngoài ra, muối butyrate còn tăng trưởng sự phát triển của ruột ở heo con và tăng cường khả năng hấp thụ của heo con.
Nutriad là công ty đã sớm vận dụng muối butyrate tạo ra dòng sản phẩm ADIMIX để hỗ trợ tăng trưởng và sức khỏe heo nuôi bằng cách kích thích tiêu hóa, miễn dịch và phát triển trong hệ thống ống tiêu hóa. Một sản phẩm nổi bật trong dòng này, ADIMIX Precision có màng bọc đặc biệt có khả năng dẫn muối butyrate tới toàn bộ hệ thống ống tiêu hóa (GIT), gồm cả ổ nhớp, nơi cư trú của vi khuẩn salmonella. ADIMIX Precision đã được chứng thực là có khả năng làm giảm hiệu quả sự tấn công của vi khuẩn salmonella trên heo và gia cầm.
Một nghiên cứu gần đây về hiệu quả thức ăn bổ sung ADIMIX Precision cho heo cuối giai đoạn vỗ béo (4 tuần trước khi giết mổ) tại một trại nuôi heo thương phẩm ở Ireland cho thấy, tới ngày thứ 28 của quá trình thử nghiệm, vi khuẩn salmonella trong phân vật nuôi sử dụng thức ăn bổ sung ADIMIX Precision đã giảm mạnh còn 30% trong khi tỷ lệ này ở những vật nuôi cho ăn bằng thức ăn thông thường là 66%. Nhờ đó, chất lượng thịt heo khi giết mổ cũng an toàn hơn rất nhiều.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn