13:12 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Canh tác lúa SRI: Làm ít, được nhiều

Thứ tư - 23/11/2016 10:34
Nhằm giúp bà con thay đổi tư duy, thói quen canh tác lúa theo phương pháp truyền thống, vụ mùa 2016, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bắc Kạn phối hợp với UBND xã Yên Nhuận (Chợ Đồn) triển khai mô hình canh tác lúa cải tiến SRI.

 

Mô hình được áp dụng trên quy mô 29,5ha tại 5 khu đồng thuộc 9 thôn với 157 hộ tham gia. Nếu như những vụ trước, người dân canh tác theo thói quen truyền thống như cấy mạ già, cấy mật độ dày, để nước sâu làm giảm khả năng đẻ nhánh của lúa và tiềm ẩn sâu bệnh thì cấy lúa theo SRI (trên cơ sở 5 nguyên tắc: cấy mạ khỏe, mạ non, cấy mật độ thưa, làm cỏ kết hợp sục bùn, tưới và rút nước xen kẽ, tăng cường sử dụng phân hữu cơ) đã cho thấy những hiệu quả hơn hẳn, đặc biệt là giảm sâu bệnh hại trên cây lúa. Trên cơ sở thu hoạch điểm diện tích lúa theo phương pháp SRI và phương pháp truyền thống, đánh giá tổng kết mô hình thấy, người dân giảm chi phí đầu tư hơn 4 triệu đồng/ha, năng suất tăng 6 tạ/ha.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Ma Thị Hân (thôn Bản Lanh, xã Yên Nhuận) cho biết: “Sau khi được tập huấn canh tác lúa cải tiến, thấy kỹ thuật đơn giản mà đem lại năng suất cao nên gia đình mạnh dạn đăng ký hết diện tích 6.500m2 tham gia mô hình. Trước đây, với diện tích này, phải sử dụng 30-32kg lúa giống nhưng vụ này làm theo SRI, chỉ phải gieo 18kg lúa giống, tiết kiệm 12-14 kg/vụ”.

Còn ông Trần Văn Long (thôn Bản Noỏng) hồ hởi chia sẻ: “Đối với giống lúa Bao thai thì yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chính là cây lúa bị đổ ở cuối vụ. Vụ này cấy theo kỹ thuật SRI, mặc dù bông lúa dài hơn, nhiều hạt hơn nhưng lúa lại không bị đổ, nhìn cả cánh đồng lúa trĩu bông, vàng rực, bà con ai cũng thấy vui”.

Ông Lý Văn Mười, Chủ tịch UBND xã Yên Nhuận, khẳng định: “Kỹ thuật SRI đơn giản, dễ làm, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương. UBND xã sẽ tiếp tục chỉ đạo để nhân rộng mô hình ngay từ vụ xuân 2017 bởi vì SRI làm ít mà được nhiều!”.

Có thể khẳng định, mô hình canh tác lúa cải tiến SRI không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn đem lại hiệu quả xã hội rõ rệt từ việc giảm tác hại đối với môi trường, đất đai khi hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước, cùng với đó là sự đồng tình ủng hộ của chính quyền và bà con nông dân, đây là cơ sở để tin rằng mô hình ứng dụng kỹ thuật cải tiến sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.

Tác giả bài viết: Ma Thế Sơn

Nguồn tin: www.kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 256


Hôm nayHôm nay : 52032

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 908788

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64894732