09:20 EDT Thứ hai, 24/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cho lợn con tập ăn

Thứ hai - 12/09/2016 09:39
Các chủ hộ nuôi lợn nái ngoại thường xuất bán lợn con từ rất sớm (25 - 30 ngày tuổi) để nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Vì vậy, cần tập cho lợn con ăn từ sớm để chúng thích nghi, phát triển khỏe mạnh, không bị bệnh tật.

16-40-18_dscf5502

Làm ô úm cho lợn con trong mùa lạnh

 

Qua thực tế học hỏi được từ các chủ hộ chăn nuôi giàu kinh nghiệm, xin đưa ra một số biện pháp tác động tích cực nhằm đảm bảo cho lợn con không bị tiêu chảy, ăn tốt, ngủ tốt.

Cần cho lợn con tập ăn  từ 7 ngày tuổi, sử dụng máng tập ăn loại nhỏ bằng inox để dễ vệ sinh. Cho lợn ăn sớm nhằm kích thích hệ tiêu hóa phát triển và giảm áp lực cho lợn nái. Mặt khác, vì hệ thống kháng thể từ sữa mẹ ngày càng giảm, tập ăn sớm giúp lợn con tự sản sinh ra kháng thể.

Khi cho ăn nên rắc thành nhiều bữa trên ngày để thức ăn không bị chua thiu và kích thích sự tò mò của lợn con (tối thiểu 5 - 8 bữa/ngày trong tuần đầu tiên tập ăn). Nên sử dụng thức ăn dinh dưỡng tốt, ưu tiên loại có màu, mùi để hấp dẫn lợn con. Nếu cần chuyển thức ăn nên chuyển từ từ để lợn quen dần với thức ăn mới và không bị rối loạn tiêu hóa. Lượng thức ăn cho lợn con tăng dần hàng ngày. Cho lợn con tập ăn  từ 5 - 7 ngày tuổi, khoảng 10 ngày tuổi lợn con có thể ăn được thức ăn và đến 20 ngày tuổi có thể ăn được bình thường.

Giai đoạn này người nuôi cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật vệ sinh an toàn để lợn con không bị mắc bệnh tiêu chảy, đó là:

- Chuồng nuôi phải đảm bảo không ẩm, bẩn hoặc lạnh (gió lùa). Cần sử dụng sàn gỗ hoặc nhựa, ô úm phải có đèn sưởi để giữ ấm.

- Chăm sóc lợn mẹ tốt đảm bảo lợn mẹ không mắc bệnh truyền nhiễm.

- Không nên cho lợn con ăn tự do (cho ăn không kiểm soát).

- Cần tiêm phòng sắt đủ và đúng ngày (ngày thứ 3 và ngày thứ 10 sau sinh).

- Bổ sung kháng thể không đặc hiệu cho lợn con.

- Bổ sung men tiêu hóa và dưỡng chất kích thích sự phát triển của vi lông nhung ruột. Kinh nghiệm thực tế cho thấy sử dụng một trong các loại men sống như: Lactobacilus, L.acidophilus, kết hợp với Methionin, lyzin và vitamin B1 trộn vào thức ăn cho lợn con khi tập tập ăn theo liệu trình định kỳ sẽ giúp lợn con hay ăn, chóng lớn, da hồng, lông thưa và lợn rất hiếm khi bị tiêu chảy.

- Cung cấp thức ăn ngon miệng, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu cho lợn con.

- Trước khi cai sữa cho lợn con phải giảm dần dần số lần bú mẹ, ít nhất trước 3 ngày để tránh hiện tượng sốt sữa trên lợn mẹ và lợn con bị tiêu chảy.

- Phòng tiêu chảy chủ yếu bằng kháng sinh thực vật để hạn chế tác động xấu đến lông ruột và hệ gan thận. Nhiều hộ nuôi sử dụng tỏi, gừng kết hợp lá đu đủ theo tỷ lệ (5:2:10) sắc nước cho lợn uống để chữa tiêu chảy rất hiệu nghiệm.

Theo Hồng Phong/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 307


Hôm nayHôm nay : 66145

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1543489

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63625711