17:46 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cơ hội cho heo sạch

Thứ hai - 16/01/2017 21:59
Trong lúc giá heo hơi đang ở mức thấp kỷ lục như hiện nay, người chăn nuôi càng quan tâm đến việc tham gia chuỗi liên kết theo hướng sản xuất an toàn, được doanh nghiệp (DN) bao tiêu đầu ra với giá ổn định.
Heo VietGAHP được bấm thẻ tai, đeo vòng chân để truy xuất nguồn gốc. Trong ảnh: Trại heo của bà Nguyễn Thị Kim Cúc ở xã Hưng Lộc (huyện Thống Nhất).

Heo VietGAHP được bấm thẻ tai, đeo vòng chân để truy xuất nguồn gốc. Trong ảnh: Trại heo của bà Nguyễn Thị Kim Cúc ở xã Hưng Lộc (huyện Thống Nhất).

Đến nay, toàn tỉnh có 23/66 tổ hợp tác GAHP được cấp giấy chứng nhận VietGAHP (chứng nhận chăn nuôi an toàn) với tổng đàn 27 ngàn con heo thịt và trên 4 ngàn con heo nái. Trong đó, 20 tổ hợp tác VietGAHP đã ký kết hợp đồng bao tiêu với DN.

Heo VietGAHP được ưu tiên

Theo các tổ hợp tác VietGAHP, Sở Công thương TP.Hồ Chí Minh nên phối hợp tổ chức các lớp tập huấn cho các tổ trưởng tổ hợp tác VietGAHP về quy trình nhập dữ liệu và kích hoạt hệ thống truy xuất nguồn gốc heo. Vì hiện nay, người chăn nuôi rất lúng túng và mất nhiều thời gian để thực hiện các khâu theo chương trình này.

Để heo VietGAHP vào chuỗi liên kết theo đề án ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, nhận diện, truy xuất nguồn gốc thịt heo của Sở Công thương TP.Hồ Chí Minh, các tổ hợp tác VietGAHP phải tổ chức bấm thẻ, đeo vòng xác định mã vạch của từng con heo ở mỗi hộ chăn nuôi và kích hoạt phần mềm truy xuất nguồn gốc heo. Các hộ chăn nuôi phải tự trả phí thuê người bắt heo và mất công hơn cho các khâu ghi chép, cung cấp chứng từ chứng nhận heo VietGAHP, đăng ký tài khoản ngân hàng để DN chuyển tiền mua heo... tốn kém và bất tiện hơn rất nhiều so với việc bán heo cho thương lái. Tuy nhiên, về lâu dài đây vẫn là hướng đi được người chăn nuôi rất ủng hộ.

Bà Nguyễn Thị Kim Cúc, Tổ trưởng Tổ hợp tác GAHP 1 Hưng Lộc (huyện Thống Nhất), chia sẻ: “Trong giai đoạn heo hơi rớt giá thê thảm như hiện nay, người chăn nuôi càng tin tưởng, gắn bó với dự án chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm heo an toàn. Hiện tổ hợp tác có 2 DN đang bao tiêu heo VietGAHP cho tổ viên với giá cao hơn mặt bằng chung ngoài thị trường từ 1-2 giá. Tuy có thời điểm DN chậm trễ về thời gian bắt heo do ảnh hưởng chung của tình trạng heo tồn hàng, dội chợ, nhưng người chăn nuôi vẫn kiên nhẫn chờ vì bán heo cho DN có lợi hơn”. 

Cùng quan điểm trên, ông Lương Hồng Đoán, Tổ trưởng Tổ hợp tác heo VietGAHP xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc), cho hay: “Đây là huyện vùng sâu nên mức giá thu mua heo của thương lái biến động rất thất thường. Các tổ viên của tổ hợp tác đều vui vẻ bán heo cho DN vì giá cao hơn ngoài thị trường. Chúng tôi cũng yên tâm hơn vì phía DN cân đúng, cân đủ nên dù tốn thêm công, thêm chi phí cũng không phàn nàn”.

Cần tính bài toán lâu dài

Theo các hộ nuôi heo VietGAHP, người chăn nuôi rất mong muốn bán heo sạch cho DN, tham gia chuỗi liên kết để có đầu ra ổn định. Người chăn nuôi cũng mong muốn thu hút thêm nhiều DN tham gia chuỗi liên kết, bao tiêu thịt sạch cho nông dân để thịt sạch có giá bán ngày càng tốt hơn. Ông Lương Hồng Đoán nhận định: “DN cần quan tâm cải thiện về khâu tổ chức thu mua, tạo thuận lợi hơn cho bà con. Tổ hợp tác cũng mong có thêm nhiều DN quan tâm tham gia chuỗi liên kết để thịt heo sạch có giá tốt hơn với đầu ra thật sự bền vững thì mới khuyến  khích, thu hút thêm nhiều hộ chăn nuôi tham gia”.

Theo ông Đào Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Anh Hoàng Thy (TP.Biên Hòa): “Vì DN mới ký hợp đồng thu mua heo VietGAHP với nông dân Đồng Nai nên giá heo sẽ tùy thuộc vào biến động của thị trường. Tuy nhiên, về lâu dài, DN muốn ký hợp đồng bao tiêu cho bà con với giá ổn định trong 6 tháng như chúng tôi đã làm với các hộ chăn nuôi tại tỉnh Lâm Đồng. Nhu cầu thị trường về thịt sạch còn rất lớn nên DN cam kết luôn đảm bảo đầu ra ổn định cho người chăn nuôi”.

Chia sẻ về vấn đề kết nối thị trường, tổ chức đầu ra cho thịt heo an toàn, bà Nguyễn Thị Thu Hoài, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án Lifsap Đồng Nai (dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm), cho hay: “Dự án sẽ đẩy mạnh hoạt động kết nối, thu hút thêm nhiều DN tham gia chuỗi liên kết, tạo sự cạnh tranh trong việc tiêu thụ heo sạch cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó, dự án đang tiếp tục hỗ trợ cho các tổ GAHP được đánh giá, cấp giấy chứng nhận VietGAHP để chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ thịt an toàn không ngừng được mở rộng”.

Nguồn: baodongnai.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 149

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 148


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 525638

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70752953