23:39 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Công Nghệ Sản Xuất Giống Cá Măng Sữa

Thứ hai - 20/01/2014 02:26
1. Hệ thống sản xuất ương trứng cá măng

camangsua.jpg

Có 2 dạng hệ thống sản xuất ương trứng cá măng ở 3 nước sản xuất cá măng tiêu biểu. Những người quản lí việc ương trứng cá măng ở Đài Loan chủ yếu sử dụng hệ thống ương trứng ao nuôi( hệ thống bán thâm canh và nuôi ngoài trời), trong khi đó, Philipine và In-đô lại sử dụng cả hệ thống ương trứng trong bể(hệ thống nuôi thâm canh hoặc nuôi trong nhà) và hệ thống bán thâm canh để sản xuất cá bột. Với quy mô lớn, quy trình ương trứng cá măng thường gồm duy trì giống, đẻ trứng, và sản xuất cá bột trong khi với quy mô nhỏ chỉ cần sản xuất cá bột với trứng hoặc ấu trùng mới nở từ lứa ấp khác. 

2. Những yêu cầu tự nhiên

2.1 Vị trí
Lựa chọn vị trí phù hợp không chỉ để đảm bảo tính khả thi của công nghệ mà còn thể hiện khả năng kinh tế của ương trứng cá măng. Thường thường, tiêu chuẩn chữa bệnh để đảm nhận rằng với vị trí không phù hợp là giảm bớt chi phí và tính không thực tế. Thông thường thì giải pháp là bỏ những lứa ương trứng đó.

a) Ương trứng cá măng ở những khu vực với điều kiện khí hậu thuận lợi sẽ tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn. Ở vùng khí hậu ấm và thời gian mặt trời chiếu sáng cân bằng trong năm là 1 điều kiện lý tưởng. dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng:

• Dạng khí hậu: khí hậu loại 3(thời gian không rõ ràng, khí hậu có vẻ khô từ khoảng tháng 11 đến tháng 4 và ẩm ướt trong quãng thời gian còn lại của năm) loại 4 phù hợp cho việc ương trứng(mưa rào nhiều hơn hoặc thậm chí ít hơn rải rác từ đầu đến cuối năm)

• Hiếm xảy ra các cơn bão nhiệt đới

b) Nên chú ý đặc biệt đến việc đánh giá vị trí để phòng chống ngập lụt và có biện pháp tháo nước phù hợp.

c) Vị trí nên xa trung tâm dân cư và tách biệt với ảnh hưởng từ đất liền như là thuốc trừ sâu nông nghiệp hay rác thải sinh hoạt, công nghiệp.

d) Nước biển từ vịnh hay biển khơi được chuộng hơn là nước từ sông, lạch. Vùng có đá ngầm hay bãi san hô thì chất lượng nước đảm bảo hơn. Như vậy sẽ giảm được chi phí lắp đặt hệ thống nước vào và giảm thiểu các vấn đề nảy sinh trong quá trình nuôi.

e) Những khu vực nên tránh nuôi là đầm lầy, cửa sông, bờ biển nước đục vì những khu vực này sẽ trở nên đục ngầu khi mưa lớn và gió mạnh.

f) Nước ngọt cung cấp đầy đủ đến các bể chứa và thiết bị lọc, điều chỉnh độ muối cho nuôi ấu trùng và thức ăn hữu cơ cũng như lượng tiêu thụ của trang trại. Nước ngọt với nồng độ khoáng cao như là sắt (>1mg/l) hoặc mangan (>2mg/l) là không phù hợp

g) Nguồn cung cấp điện đáng tin cậy để chạy các thiết bị hỗ trợ oxi 24 giờ/ngày

h) Nơi ương trứng nên gần nguồn cá giống, trứng hoặc ấu trùng mới nở thì sẽ giảm được áp lực cũng như chi phí vận chuyển.

i) Khả năng tiếp cận

• Khả năng vận chuyển nguyên liệu cá bột giữa biển và đất liền sao cho nhanh và tiện lợi

• Gần các cảng, sân bay để vận chuyển cá bột

• Gần các trung tâm kinh doanh nuôi thương phẩm để giảm thiểu chi phí vận chuyển, giảm được áp lực tử vong của cá bột

• Có phương tiện để tiếp cận thiết bị cho thông tin thị trường và thuận tiện kí kết hợp đồng khi cần thiết.

j) Tình hình hòa bình và ổn định ở địa phương cũng là yếu tố quan trọng để chọn 1 vị trí

2.2 Điều kiện thuận lời
Số lượng, khả năng khác nhau của con giống, ấu trùng và thức ăn nuôi trong bể phụ thuộc vào mục tiêu sản lượng ương trứng. Dưới dây là những điều kiện thuận lợi cơ bản:

a) Bể/ao nuôi cá giống trưởng thành

b) Đất thuê, ao hoặc bể cách ly

c) Bể ấp trứng

d) Bể/ao nuôi ấu trùng

e) Bể/ao nuôi sinh vật phù du

f) Phòng thí nghiệm- phân tích chất lượng nước, kiểm tra bằng kính hiển vi, cân nặng, …

g) Phòng nuôi tảo trong nhà

h) Phòng chuẩn bị thức ăn- tủ lạnh, tủ đông, quầy chuẩn bị thức ăn…

i) Kho dự trữ

j) Khu phát điện- máy phát điện, máy bơm nước, máy công cụ khác…

k) Phòng làm việc chuyên dùng

l) Nhà ở-cho các kĩ sư làm việc

m) Hội thảo

n) Hồ chứa trên cao

o) Lọc cát trên cao

p) Khu vực kho xếp cá bột

q) Hệ thống cung cấp gió

r) Hệ thống cung ứng nước biển và nước ngọt

2.3 Máy móc và thiết bị
Tiến hành nuôi giống cá măng và ấp trứng yêu cầu tối thiểu là phải có bơm nước và quạt khí. Tuy nhiên, tầm quan trọng của việc cung cấp năng lượng điện luôn cần thiết để duy trì sự sống. Vì sự mở rộng, các thiết bị thí nghiệm cũng thích đáng để kiểm tra chất lượng nước, mật độ các loại tảo và những hoạt động quản lí khác. Nhưng với quy mô nhỏ lẻ có thể làm được mà không cần một số loại thiết bị

a) Nơi cung ứng điện

b) Máy bơm nước ngọt, nước biển

c) Quạt gió

d) Kính hiển vi (không bắt buộc): để quan sát điều kiện sức khỏe cũng như sự phát triển của ấu trùng

e) Dụng cụ đo chiết xuất

f) Nhiệt kế

g) Dụng cụ đếm mật độ tảo

h) Rổ, rá nhiều kích cỡ khác nhau

i) Lều thu hoạch

j) Lưới xúc

k) Những cái ly phân loại

l) Thùng, xô ngâm nước

m) Nhiều chậu, bồn trũng

3. Nuôi trồng cá giống
Nếu thu được cá măng giống, những người gây giống phải xác định, chọn được nguồn giống và chuẩn bị cho việc trao đổi, vận chuyển. Các thiết bị cách ly nên được xây dựng cùng với hệ thống nước biển. Các bể, bồn chứa nên được vệ sinh trước khi thả cá giống mới.

Dù rằng có thể tận dụng các lồng, bè cho cá con giống nhưng nó chưa bao giờ được dùng trong ương trứng kinh doanh trừ khi dùng cho các thiết bị cách ly. Ưu điểm của các lồng, bè là thời gian lắp đặt ngắn và chi phí thực hiện thấp vì không cần bơm hay quạt gió

a) Chọn cá giống dựa vào các tiêu chí sau đây:

• Tuổi cá giống từ 4-6

• Trọng lượng cơ thể không thấp hơn 3kg
b) Dưới đây là các điều kiện của cá giống và điều khoản trong vận chuyển:

• Nuôi cá măng giống trong ao nên được thích nghi trong một khu có lưới bên trong ao hay gần sông, kênh 7 ngày trước khi vận chuyển và không cho ăn ít nhất là 2 ngày trước lúc vận chuyển. Trường hợp cá giống nuôi ở các lồng nổi, thì nên tập trung dần dần cá lại khoảng 2m và cho nghỉ ngơi, ngưng cho ăn ít nhất là 2 ngày trước khi vận chuyển.

• Trong ngày vận chuyển, cá giống để trong 1 cái lồng cách ly kích thước 4x4 có lưới, mắt 1 cm để dễ dàng lấy từng con một.
• Cá sau đó được chuyển ra khỏi lồng cách ly và đặt trong bể 0,005 tấn làm bằng sợi thủy tinh+nhựa chứa nước biển mát (20-220C) với 0,2 ml/L 2-phenoxyethanol.

• Gây mê cho cá, 1 kiểu làm mất sự cân bằng (phần bụng trên), bất động và mang cá chỉ di chuyển chậm. Sau đó được cân và chuyển sang bể bằng sợi thủy tinh 1 tấn chứa đầy nước biển để bù lại bản năng bơi lội như trước cho cá

• Ngay khi cá được nhập đàn lại, chúng được đặt trong túi nhựa với 2 đường gấp (dài 2m, rộng 0,5m và dày 0,006mm) chứa 40l nước biển lạnh (20-220C) cộng với 0,125 ml/L 2-phenoxyethanol-1 liều làm dịu thần kinh. Đối với cá chưa đủ 3kg, sẽ được nuôi dự trữ trong túi(cứ 2 con/túi) trong khi những con còn lại đủ hoặc dư ký sẽ được đóng gói.

• Những chiếc túi vận chuyển lứa cá không đủ kí được đặt trong mỗi hộp Styrofoam dài khoảng 104 cm, rộng 53 cm và cao 66cm. 1 chiếc túi nhựa chứa được 0,5 kg đá đông được đặt vào để giữ nhiệt độ vẫn thấp trong khi vận chuyển. Sử dụng phương pháp này cá sẽ được vận chuyển an toàn trong 6-7 giờ. Nếu thời gian vận chuyển hơn 7 giờ, thì cứ mỗi 6 giờ phải thay đổi 50% nước trong các hộp.

• Trong khoảng thời gian ương trứng, những chiếc túi được mở để chuyển cá từ những túi này sang bồn chứa bằng sợi thủy tinh 0,5 tấn chứa nước biển đã qua quá trình thông khí và có nhiệt độ 250C để cá hồi phục lại

• Đàn cá sẽ hồi phục lại trước khi đem nuôi dự trữ ở bể cách ly.

c) Lứa cá giống, đầu tiên sẽ được chuyển qua bể cách ly trước khi chuyển đến các thiết bị quan sát và điều trị dịch bệnh. Tiêu chuẩn đánh giá này sẽ tối thiểu khả năng phát sinh dịch bệnh và các động, thực vật kí sinh trong quá ương trứng. dưới đây là quy trình trong khi cách ly trước khi chuyển sang các bể cho cá trưởng thành:

• Cá măng sẽ thích nghi trong bể cách ly với cùng nồng độ muối như ở trong các công-tơ-nơ vận chuyển

• Độ muối sẽ dần dần được thay đổi vào những ngày tiếp theo với một tỉ lệ không vượt quá 5ppt (phần nghìn)/ngày
• Sau 2-3 tuần cách ly, mỗi con cá đều phải trải qua 1 cuộc kiểm tra đầu tiên để lấy dữ liệu sinh lý như cân nặng, chiều dài, giống cái hay đực.

• Đặc điểm bên ngoài của cá cũng được kiểm tra như các vết thương, đổi/bạc màu da, dị thường và các loại động,thực vật kí sinh bên trong.

• Mỗi con cá được đánh dấu(thường là mã điện tử) để nhận dạng từng con

• Những con chưa xác định được giới tính sẽ được cấy hóoc-môn LHRH trong thời gian kiểm tra lần đầu để xác định giới tính

d) Thức ăn của cá giống là dạng viên chứa 40% đạm và cho ăn 2 lần mỗi ngày lúc 9 giờ sáng và 3 giờ chiều

e) Mật độ thả giống khuyến cáo ở bể/ao nuôi là 1 con/4m2, tỉ lệ giới tính là 2 cái 1 đực 

6. Những hoạt động chủ yếu trong quá trình ương trứng
6.1 Đẻ trứng Cá măng sinh sản tự nhiên ở nhiệt độ nước 26-34,50C. Độ hòa tan oxi của nước ngọt và nước biển tối thiểu phải là 5mg/l và nồng độ ion amonia dưới 0,05 mg/l. Loại tối ưu cho cá trưởng thành với nồng độ 15-35ppt.

Nên kích thích cá đẻ trứng với độ mặn trên 32ppt để đảm bảo rằng số trứng nổi nhiều hơn chìm và tinh trùng sẽ sống hoàn toàn. Cá măng có thể tái trưởng thành từ 2-4 lần ở mỗi lần sinh sản và sinh sản không đều, không đồng nhất trong điều kiện nuôi nhốt. Thông thường, một con cá măng giống cái đẻ từ 1 đến 9 triệu trứng mỗi mùa sinh sản.
6.2 Thu gom trứng Trứng đã được thụ tinh trông mờ với những vân tinh trùng ngà ngà, trong khi những trứng chết sẽ mờ đục.

Chất lượng trứng tốt hơn khi độ muối cao hơn 30ppt. Công việc thu gom trứng sẽ khó khăn nếu nồng độ muối thấp hơn 26ppt bởi vì trứng có khuynh hướng chìm từ từ dưới đáy bể/ao một vài giờ sau khi đẻ.
a) Phương pháp thu gom trứng thông thường là làm 1 cái túi lưới với mắc lưới khoảng 0,8 mm, sẽ ngăn trứng(đường kính khoảng 1,2mm) lọt qua.

Lượng nước chảy qua túi được chứa trong kho thu hoạch.
b) Những bộ lưới cũng được dùng cho công việc thu gom trứng ở những ao nuôi hoặc bể chứa lớn-kết hợp với bánh mái chèo hoặc chân vịt máy thông khí. Những bộ lưới này nên được thiết kế để chúng không cản trở việc bơi và đẻ trứng của cá măng. Bên cạnh đó, chúng cũng nên dễ dàng dọn rửa bằng tay. Tùy thuộc vào kích thước của ao hay bể, mất khoảng 1-3 giờ để thu gom được khoảng 90% số trứng. 

Nguồn: 2Lua.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 207


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 972680

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72655389