06:54 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đặc điểm sinh trưởng gà tre ở điều kiện thả vườn

Thứ năm - 19/04/2018 03:32
Gà tre là giống gà đẹp và quý ở nước ta, có ở vùng Đông Nam Bộ từ lâu đời và một số tỉnh phía Bắc. Giống gà này vẻ bề ngoài nhỏ nhắn, màu sắc đẹp, thịt thơm ngon, có khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên và sức chống chịu bệnh tốt.

Phương pháp nghiên cứu

Gà tre là vật nuôi quý, có giá trị cao Ảnh: ST
Gà tre là vật nuôi quý, có giá trị cao     Ảnh: ST

Bố trí thí nghiệm

Chọn 32 cá thể gà tre từ lúc mới nở, đánh dấu và theo dõi định kỳ về các chỉ tiêu ngoại hình sinh trưởng trong điều kiện nuôi thả vườn. Thời gian theo dõi là 8 tháng.

Nghiên cứu đặc điểm kích thước các chiều đo

Định kỳ đo các kích thước: chiều dài thân, chiều dài bàn chân, chiều dài hộp sọ bằng thước kẹp có độ chính xác 0,02 mm; số đo vòng ngực bằng thước dây có độ chính xác 0,1 mm.

Vị trí đo được xác định theo phương pháp của R.Auaas và R.Wilke, cụ thể:

Chiều dài thân: đo từ đốt xương cổ cuối cùng qua xương hông đến đốt xương sống đuôi đầu tiên.

Chiều dài lườn: đo từ mép trước của lườn dọc theo đường thẳng tới cuối hốc ngực phía trước.

Vòng ngực: đo bằng thước dây vòng qua ngực ngay sát chỗ gốc cánh.

Chiều dài sọ: đo từ vị trí tiếp giáp giữa xương mặt với xương sọ đến vị trí tiếp giáp giữa xương chẩm với xương atlas (đốt sống cổ đầu tiên sau đầu).

Chiều dài bàn chân: đo từ khớp xương khuỷu đến khớp xương của các ngón chân.

Xác định giá trị sinh trưởng tích lũy khối lượng cơ thể

Cân trọng lượng cơ thể gà theo định kỳ 4 tuần tuổi (từ sơ sinh đến 16 tuần tuổi). Cân vào buổi sáng trước khi cho gà ăn. Dùng cân điện tử có độ chính xác 0,01 g.

Xác định tốc độ sinh trưởng

Tốc độ sinh trưởng tương đối (R, đơn vị %)                   

             Wt2 - Wt1

R% =                       x 100

              Wt1 + Wt2

                      2   

Trong đó: Wt1: khối lượng trung bình khảo sát lần đầu (g); Wt2: khối lượng trung bình khảo sát lần sau (g).

 

Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (A, đơn vị: g/ngày)

           Wt2 - Wt1

A =                       (g/ngày)

           t2 – t1

Trong đó:  Wt1: khối lượng trung bình tại thời điểm t1; Wt2: khối lượng trung bình tại thời điểm t2.

 

Kết quả

Đặc điểm một số chiều đo của cơ thể

Chiều dài sọ: Cấu tạo bộ xương của đầu được xem là chỉ tiêu có độ tin cậy cao nhất trong việc đánh giá đầu. Những cá thể có năng suất cao có bộ xương đầu mảnh. Đầu thô là tính trạng xấu, đầu gà cần phải chắc và rộng hài hòa với cấu trúc vững chắc của thân.

Qua kết quả theo dõi, sự tích lũy chiều dài hộp sọ của gà tre tăng dần từ sơ sinh đến 16 tuần tuổi. Cụ thể là từ sơ sinh đến 4 tuần tuổi tăng từ 20,52 mm đến 25,89 mm, tăng 5,37 mm; từ 4 tuần tuổi đến 8 tuần tuổi tăng 2,62 mm; từ 8 tuần tuổi đến 12 tuần tuổi tăng 1,77 mm; từ 12 tuần tuổi đến 16 tuần tuổi tăng 1,48 mm. Tốc độ tăng chiều dài hộp sọ có xu hướng giảm dần, tuy nhiên kích thước này cho thấy gà tre có bộ xương đầu mảnh, hài hòa với kích thước nhỏ của toàn cơ thể, đây là biểu hiện của một giống tốt.

Chiều dài thân: Kết quả cho thấy, kích thước trung bình về chiều dài thân của gà tre tăng qua các tuần tuổi nhưng có tốc độ tăng trưởng không đều. Đặc biệt tăng mạnh nhất là từ sơ sinh tới 4 tuần tuổi tăng 30,61 mm, trong khi các tuần tuổi tiếp theo chiều dài thân vẫn tăng nhưng không cao, từ 4 đến 8 tuần tuổi chỉ tăng 15,3 mm, 8 tuần đến 12 tuần tuổi tăng 6 mm và từ 12 tuần tuổi đến 16 tuần tuổi tăng 7,86 mm. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều dài thân của gà tre tương đối chậm.

Vòng ngực: Vòng ngực là một chỉ tiêu ngoại hình quan trọng để chọn lọc giống gà, trị số vòng ngực cao đánh giá sức sống và khả năng cho thịt của gà cao. Đây là một giá trị đặc trưng cho giống.

Kết quả khảo sát kích thước vòng ngực của gà tre cho thấy qua các tuần tuổi thì sự sinh trưởng tích lũy kích thước vòng ngực tăng dần. Cụ thể, vòng ngực gà tre thời điểm sơ sinh là 58,12 mm, 4 tuần tuổi là 101,20 mm, 8 tuần tuổi là 111,15 mm, 12 tuần tuổi là 122,30 mm và 16 tuần tuổi là 134,21 mm. Chỉ số kích thước vòng ngực của gà tre chiếm tỉ lệ tương đối cao so với kích thước chung của cơ thể nhỏ bé, thể hiện sức sống tốt của giống gà này.

Chiều dài lườn: Chiều dài lườn (xương lưỡi hái) là chỉ tiêu được quan tâm trong chăn nuôi gia cầm hướng thịt. Những gia cầm có xương lưỡi hái dài, thẳng là tốt, cong vẹo là xấu cần loại bỏ. Do đó ở gia cầm, xương lưỡi hái là một chỉ tiêu cơ bản trong chọn giống.

Khảo sát chiều dài lườn của 32 cá thể gà tre từ sơ sinh đến 16 tuần tuổi, cho thấy: Sơ sinh chiều dài lườn đạt 10,76 mm, 4 tuần tuổi đạt 34,3 mm, 8 tuần tuổi đạt 41,49 mm, 12 tuần tuổi đạt 42,92 mm và 16 tuần tuổi đạt 48,6 mm.

So sánh giữa chiều dài lườn và chiều dài thân của từng độ tuổi, cho thấy tỷ lệ của xương lưỡi hái tương đối cao. Cùng với việc theo dõi sự tăng trưởng của vòng ngực, có thể sơ bộ đánh giá: tuy là giống gà nhỏ nhưng gà tre có khả năng cho thịt với tỉ lệ tương đối cao so với khối lượng chung toàn cơ thể.

Chiều dài bàn chân: Chiều dài trung bình bàn chân của gà tre ở tuổi sơ sinh là 20,32 mm, 4 tuần tuổi là 24,6 mm, 8 tuần tuổi là 28,7 mm, 12 tuần tuổi là 36,33 mm và 16 tuần tuổi đạt là 43,01 mm.

 

Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cơ thể

Sinh trưởng tích lũy khối lượng: Theo kết quả, tích lũy khối lượng ở đàn gà tăng theo các tuần tuổi, mạnh nhất là từ sơ sinh đến 4 tuần tuổi (từ 19,44 g lên 76,7 g, tăng 56,26 g); tốc độ tăng trưởng giảm dần ở các tuần tiếp theo (8 tuần tuổi đạt 118,46 g, 12 tuần tuổi đạt 146,27 g, ở 16 tuần tuổi đạt là 185,46 g). Từ sơ sinh tới 16 tuần tuổi gà tre có khối lượng tích lũy trung bình là 185,46 g.

Kết quả từ bảng 3 cho thấy tốc độ sinh trưởng tuyệt đối ở gà tre tương đối thấp. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối giảm dần từ sơ sinh đến 12 tuần tuổi (từ 2,05 g/ngày xuống còn 0,99 g/ngày ở giai đoạn 8 - 12 tuần tuổi). Có dấu hiệu tăng tốc độ sinh trưởng tuyệt đối ở giai đoạn 12 - 16 tuần tuổi lên 1,4 g/ngày. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình từ sơ sinh đến 16 tuần tuổi là 1,48 g/ngày.

Tốc độ sinh trưởng tương đối khối lượng: Tốc độ sinh trưởng tương đối khối lượng ở gà tre cao ở giai đoạn sơ sinh đến 4 tuần tuổi (119,12%), nhưng lại giảm ở giai đoạn 4 - 12 tuần tuổi (42,8%); giá trị thấp nhất là 21,01% ở giai đoạn 8 - 12 tuần tuổi). Từ sơ sinh tới 16 tuần tuổi có tốc độ sinh trưởng tương đối khối lượng đạt 162,04%.

Tốc độ sinh trưởng khối lượng cơ thể phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, ngoài ra còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc. Nhìn chung tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối khối lượng cơ thể ở gà tre thấp. Sự tăng trưởng tương đối khối lượng cơ thể có tốc độ nhanh ở giai đoạn con non, giảm dần qua các giai đoạn tiếp theo và có dấu hiệu phục hồi ở giai đoạn 12 - 16 tuần tuổi. Vì vậy muốn tăng khối lượng với mục đích lấy thịt thì chúng ta cần tận dụng khoảng thời gian này để nuôi vỗ tăng trưởng và có thể rút ngắn thời gian cũng như giảm chi phí thức ăn.

 

Sự tương quan giữa khối lượng với một số chiều đo của cơ thể

Hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể với một số chỉ tiêu về kích thước chiều đo cơ thể của gà tre ở các giai đoạn từ sơ sinh tới 16 tuần tuổi đều đạt giá trị dương, thể hiện các mức tương quan thuận khác nhau. Hệ số tương quan kiểu hình giữa khối lượng cơ thể với chiều dài thân và vòng ngực cùng đạt giá trị dương nằm trong khoảng 0,6 đến 0,87, thể hiện mối tương quan chặt và rất chặt. Giữa khối lượng và chiều dài lườn có mối tương quan thấp ở giai đoạn sơ sinh là 0,3, nhưng lại có mối tương quan rất chặt ở giai đoạn 16 tuần tuổi. Giữa khối lượng với chiều dài sọ có mối tương quan chặt và rất chặt ở giai đoạn sơ sinh tới 12 tuần tuổi là từ 0,69 đến 0,81 nhưng lại thấp ở giai đoạn 16 tuần tuổi là 0,36. Còn đối với dài bàn chân thì hệ số mối tương quan giữa khối lượng cơ thể với dài bàn chân thấp và trung bình ở giai đoạn sơ sinh - 4 tuần tuổi là từ 0,23 đến 0,46, mối tương quan chặt và rất chặt ở giai đoạn 4 - 8 tuần tuổi là 0,74 đến 0,93, nhưng lại có mối tương quan thấp, không đáng kể ở giai đoạn 16 tuần tuổi.

Sự tăng trưởng khối lượng cơ thể luôn tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng chiều dài thân, chiều dài lườn, chiều dài bàn chân và vòng ngực; đặc biệt giữa khối lượng và dài thân có mối tương quan chặt và rất chặt. Vì vậy, trong chọn giống đối với gà này, muốn nâng cao khối lượng của cơ thể có thể dựa trên chiều dài thân để tiến hành chọn lọc.

Nguyễn Thị Thu Hiền, Lê Thị Ngọc

Trường Đại học Thủ Dầu Một

nguồn: nguoichannuoi.com


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 180


Hôm nayHôm nay : 31612

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1232069

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72914778