02:25 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ðể nuôi gà ta đẻ trứng hiệu quả

Thứ bảy - 17/06/2017 06:43
Trứng gà ta được ưa chuộng bởi tính tự nhiên của chất lượng và an toàn cho sức khỏe do được nuôi thả tự nhiên. Tuy nhiên gà ta lại đẻ trứng ít hơn các loại gà siêu trứng, vì vậy khi nuôi gà ta đẻ trứng bà con cần nắm rõ kỹ thuật để trứng giàu dinh dưỡng.

Chọn giống

Hiện nay có nhiều giống gà ta nhưng có một số loại được chọn nuôi để lấy trứng như: 

Gà ri, loại phổ biến ở miền Bắc nước ta thịt thơm ngon, sản lượng trứng khoảng 80 - 100 quả/năm, khối lượng trứng khoảng 42 - 43 g. Gà trống trưởng thành nặng khoảng 1,8 - 2,5 kg, gà mái trưởng thành nặng khoảng 1,3 - 1,8 kg. Gà Ðông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) sản lượng trứng 55 - 60 quả/ năm, trứng nặng 55 - 57 g. Gà Hồ (Bắc Ninh), gà Mía (Hà Nội), gà Phù Lưu Tế (Mỹ Ðức, Hà Nội) sản lượng trứng khoảng 60 - 70 quả/năm. 

Kỹ thuật nuoi gà ta đẻ trứng

  

Chuồng nuôi và ổ đẻ

Chuồng nuôi không cần cầu kì, chỉ cần đủ diện tích để gà về ngủ. Cần thiết kế các cành đậu cho gà vì gà ta thường ngủ trên cao. Chuồng gà phải thoáng, được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng bằng dung dịch và vôi bột. 

Làm ổ đẻ: Gà ta có thói quen đẻ ổ trên cao nên cũng phải làm ổ đẻ phù hợp với đặc tính của gà. Có thể dùng thúng (rổ) gác trên cao cách nền chuồng khoảng 0,5 - 1 m. Trong thúng lót rơm khô, cỏ khô, là chuối khô. Mỗi ổ dùng cho 5 con gà mái đẻ. Cũng có thể làm ổ đẻ cho gà theo kiểu tầng ngăn. Lưu ý ổ đẻ đặt vào góc tối của chuồng và yên tĩnh để gà yên tâm đẻ. 

  

Chế độ ăn uống

Giai đoạn gà hậu bị: Giai đoạn này gà nuôi bị khống chế trọng lượng nên chế độ dinh dưỡng phải hợp lý để gà không bị gầy mà cũng không bị béo. Gà bị gầy sẽ không có sức để đẻ, gà béo quá lượng mỡ sẽ át buồng trứng, gà sẽ đẻ kém. Có thể kiểm tra bằng cách quan sát vùng dọc xương sống của gà, nếu thấy xương sống nhô ra là gà quá gầy, nếu lớp mỡ nhô cao hơn vùng xương sống thì gà quá mập. Cho ăn một lần vào buổi tối, lượng thức ăn chính là ngũ cốc và rau xanh. 

Giai đoạn gà đẻ: Thức ăn phải tăng lên để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa có đủ chất cho gà đẻ trứng. Quan sát trứng để bổ sung thêm chất cho gà, nếu vỏ trứng mỏng hoặc gà đẻ non chứng tỏ gà bị thiếu canxi, do đó nên bổ sung canxi vào khẩu phần ăn cho gà. Nếu trứng nhỏ, chứng tỏ gà thiếu chất dinh dưỡng cần bổ sung thêm tinh bột, đạm vào khẩu phần ăn như bột cá, các loại họ đậu, lúa mầm… Áp dụng phương pháp làm lúa mầm như sau: Ngâm lúa trong nước với tỷ lệ 3 nóng 2 lạnh trong 1 ngày. Sau đó đổ ra để ráo nước, cho lúa đã ngâm vào thúng hay đồ đựng rồi dùng bao cám nhúng nước ướt phủ kín lên trên. Hàng ngày tưới ẩm, khoảng 2 - 3 ngày mầm lúa sẽ cao 2 - 5 cm là cho gà ăn được. 

Hiện, nhiều nông dân làm giàu từ mô hình nuôi gà ta đẻ trứng. Ngoài nắm bắt kỹ thuật, nên mạnh dạn đầu tư trang trại, các thiết bị chuyên dụng để việc nuôi gà ta đẻ trứng đạt hiệu quả cao, mang lại nguồn thu nhập lớn.  

 

Nguồn: nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: gà ta

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 357


Hôm nayHôm nay : 31879

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 592149

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70819464