11:23 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp canh tác lúa bền vững

Thứ năm - 20/04/2017 20:28
Việc giảm lượng giống gieo sạ kết hợp ứng dụng gói kỹ thuật thâm canh không chỉ giúp bà con nông dân giảm chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc BVTV... mà còn tăng giá trị sản phẩm, năng suất và thu nhập.

Đây được xem là giải pháp canh tác lúa bền vững.

14-29-01_1
Nông dân tham quan mô hình bất ngờ với năng suất, chất lượng lúa

Vừa qua, tại TP Tuy Hòa (Phú Yên), Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức hội nghị “Giới thiệu mô hình giảm lượng giống sạ và ứng dụng gói kỹ thuật trong sản xuất lúa các tỉnh Nam Trung Bộ”.  

Vì sao phải giảm?

Hiện hiệu quả sản xuất lúa ở vùng Nam Trung Bộ còn thấp, nguyên nhân chính là do chi phí đầu tư cao. Theo Cục Trồng trọt, vụ ĐX 2016 - 2017 toàn vùng còn 52.061ha gieo sạ với mật độ trên 150kg/ha và 144.294ha gieo sạ từ 100 - 150kg/ha.

Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ cho hay, chi phí sản xuất mỗi ha lúa trung bình từ 22 - 25 triệu đồng, năng suất đạt từ 60 - 65 tạ/ha thì giá thành sản xuất mỗi kg thóc khoảng 3.666 - 3.846 đồng (chiếm trên 50% giá bán sản phẩm trên thị trường). Do đó, để tăng lợi nhuận sản xuất, nông dân phải giảm chi phí đầu vào bằng cách giảm lượng giống gieo sạ.

Vậy giảm lượng giống gieo sạ có ảnh hưởng đến năng suất? TS Lê Quốc Thanh, PGĐ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam khẳng định là không hề. Mà ngược lại khi bà con gieo sạ mật độ dày sẽ làm tăng chi phí về phân bón, thuốc BVTV và chi phí về nước tưới, làm cho sản phẩm có chất lượng thấp, giảm tính cạnh tranh trên thị trường.

TS Lê Quốc Thanh: "Để tái cơ cấu ngành lúa gạo ở Phú Yên nói riêng, khu vực Nam Trung bộ nói chung, chúng ta phải thống nhất giảm chi phí đầu vào trước tiên, đó là giống để nâng cao thu nhập. Khi giảm lượng sạ, chúng ta có cơ hội dùng giống xác nhận cho sản phẩm chất lượng, thuận lợi để xuất khẩu... Sở NN-PTNT cần tham mưu UBND tỉnh có cơ chế chính sách phù hợp thu hút nhà khoa học, DN và nông dân tham gia hưởng ứng".

Theo TS Thanh, ngoài giảm mật độ gieo sạ, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giải pháp ứng dụng các TBKT nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đóng vai trò then chốt. Bên cạnh đó, cần tăng cường hơn nữa mối liên kết giữa "4 nhà", trong đó nhà nông và DN phải liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm mới đảm bảo sự phát triển ổn đinh, hiệu quả và bền vững.

Đồng quan điểm với ông Thanh, TS Trần Văn Khởi, Quyền GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng cho rằng, nông dân mua giống thóc thịt gieo mật độ dày và mua giống xác nhận giá cả lại tương đương nhau. Nhưng khi sạ dày thì các nhánh hữu hiệu không thành bông, đẩy chi phí đầu tư phân bón, thuốc BVTV tăng cao, còn đầu ra thấp, thậm chí bí đầu ra...  

Bất ngờ mô hình

Để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ đã phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở NN-PTNT Phú Yên tiến hành xây dựng một số mô hình trình diễn giảm mật độ gieo sạ.

Các mô hình được gieo sạ chỉ với mật độ 80kg/ha, áp dụng gói kỹ thuật “1 phải 5 giảm” đối với giống lúa DV108, Q5, AN 27 (BĐR 27), đồng thời áp dụng phương pháp “ướt khô xen kẽ”. Kết quả, giống lúa DV108 và Q5, năng suất thực thu dự kiến 71 - 74,6 tạ/ha, riêng giống AN 27, dự kiến đạt 88,4 tạ/ha, tăng so với ruộng đối chứng từ 0,8 - 1,2 tạ/ha.

14-29-01_2
Nếu sử dụng giống chất lượng thì dù giảm mật độ gieo sạ vẫn đảm bảo năng suất cao

Tham quan mô hình giảm lượng giống gieo sạ và ứng dụng gói kỹ thuật trong sản xuất lúa VT-NA2 vụ ĐX 2016-2017, tại cánh đồng thôn Long Hà, HTX thị trấn La Hai (Đồng Xuân), nhiều nông dân bất ngờ với mật độ gieo sạ chỉ 60kg/ha, nhưng khả năng đẻ nhánh của giống này khỏe, tập trung, số hạt/bông nhiều, hạt xếp sít vẫn đảm bảo năng suất cao, dự kiến ước đạt trên 75 tạ/ha.

Ông Nguyễn Ngọc Thành, nông dân tham gia mô hình ở thị trấn La Hai chia sẻ: "Lâu nay sạ dày đã trở thành thói quen của nông dân, nên khi sạ ít hơn là bà con không yên tâm. Tuy nhiên qua nhiều vụ sạ thưa tôi làm như khuyến cáo, đã giảm được chi phí đầu vào, phân bón, BVTV, nước tưới... nhưng năng suất không bao giờ giảm dưới 7 tấn/ha. Vì vậy, tôi khuyên bà con nên mạnh dạn áp dụng”.


Tác giả bài viết: KIM SƠ

Nguồn tin: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 331

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 330


Hôm nayHôm nay : 48567

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 904836

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64890780