01:36 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp cho bệnh viêm dạ dày, ruột ở heo

Thứ sáu - 08/07/2016 22:59
1. Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày, ruột ở heo
 
Được biết đến với tên gọi TGE, viêm dạ dày, ruột ở heo thường xuất hiện do Coronavirus gây ra. Bệnh có thể xuất hiện trên heo ở bất cứ độ tuổi nào nhưng phát triển mạnh nhất ở heo con và gây tử vong trong thời gian ngắn do heo có sức đề kháng yếu.
 
Thông thường, virus gây bệnh viêm dạ dày, ruột thường xâm nhập cơ thể thông qua đường miệng hoặc đường mũi. Sau đó, chúng sẽ nhanh chong phát triển trong ruột heo, dẫn đến rối loại tiêu hóa, heo bị tiêu chảy và chết sau 1-3 ngày.
 
2. Triệu trứng của bệnh viêm dạ dày, ruột
 
Các biểu hiện của bệnh viêm dạ dày, ruột tiêu biểu mà chúng ta có thể kể đến như lợn bị tiêu chảy với mùi hôi thối, nôn mửa nhiều, thiếu nước, yếu ớt và sau đó là chết. Với lợn con, hầu như tỉ lệ chết là 100%. Với lợn trưởng thành, tỉ lệ chết thấp hơn nhưng còn phụ thuộc vào điều kiện sống. Bên cạnh đó, tùy theo độ tuổi của heo cũng thường xuất hiện các triệu trứng khác nhau.
 
Ví dụ với heo nái, chúng sẽ có thêm các biểu hiện như bỏ ăn, tỉ lệ sữa giảm. Với heo con, chúng thường bỏ bú, sút cân. Với heo thịt, biểu hiện thường không rõ rệt. Tuy nhiên, ngoài tiêu chảy, một số biểu hiện khác có thể kể đến như heo ăn ít, chậm tăng cân…
 
3. Phòng và trị bệnh viêm dạ dày, ruột ở heo
 
Hiện nay, chưa có phương thuốc đặc trị giúp điều trị viêm dạ dày, ruột ở heo hiệu quả. Do đó, với heo mắc bệnh, bà con hãy chú ý đến việc làm vệ sinh chuồng trại, tạo môi trường sống thoáng mát, khô ráo nhất để tăng sức đề kháng cho heo. Ngoài ra, heo mắc bệnh cũng cần được cách ly với heo khỏe mạnh để tránh lây lan dịch bệnh trên diện rộng. Bên cạnh đó, bà con nên chú ý đến việc sử dụng men tiêu hóa hoặc men ủ vi sinh trong chế độ ăn, giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh cũng như nhằm tăng sức đề kháng cho heo trong giai đoạn này.
 
Với heo khỏe mạnh, ngoài việc thực hiện các biện pháp trên, bà con hãy tiến hành tiêm vaccine phòng bệnh TGE cho heo nái trong thời điểm có thai 6 tuần và 2 tuần trước khi nái sinh. Ngoài ra, heo con ngay khi ra đời cần được bú sữa mẹ để có kháng thể tốt nhất. Trong quá trình chăn nuôi, việc đảm bảo chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ cũng là cách giúp ức chế sự phát triển của mầm bệnh. Vì vậy, bà con có thể cân nhắc tìm đến đệm lót sinh thái Balasa. Ngoài việc giảm triệt để mùi phân, tiết kiệm công sức lao động, giải pháp này còn tạo môi trường sống sạch sẽ, giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, virus gây các bệnh, đặc biệt là viêm dạ dày, ruột ở heo.
 
Theo Thị trường nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 190

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 189


Hôm nayHôm nay : 35471

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1173575

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71400890