22:44 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khắc phục cây, trái sau bão số 10

Thứ hai - 02/10/2017 03:29
Chuyên trang xin chia sẻ những khó khăn, tổn thất của bà con nông dân, các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp do cơn bão số 10 gây nên. Thiệt hại của người trồng là rất nặng nề, để kịp thời khắc phục những khó khăn sau bão, tùy theo loại cây trồng mà có cách chăm sóc hợp lý để giảm bớt những tổn thất cho người trồng.

Vệ sinh cây trồng rất cần thiết

Tại Quảng Trị, chỉ tính riêng các loại cây công nghiệp dài ngày, bão đã làm thiệt hại hơn 1.550 tỷ đồng, trong đó thiệt hại nặng nhất là cây cao su, các loại cây công nghiệp khác như hồ tiêu, cà phê cũng bị đổ, gãy cành, lá làm ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển và cho sản phẩm về sau.

Các địa phương khác cũng bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 10 gây nên. Khuyến cáo của chuyên gia ngành cao su cho rằng đối với diện tích bị gãy đổ không thể khôi phục lại được thì trồng mới lại. Còn những diện tích cây công nghiệp bị gãy đổ mà có thể phục hồi thì cần tiến hành phục hồi sớm cho cây ổn định và tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, để khôi phục lại vườn cây công nghiệp bị hư hại sau bão phải mất nhiều thời gian, công sức và phải thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật để vườn cây bảo đảm chất lượng sau khi hồi phục.

Những cây cao su bị gãy cành to, phải dùng cưa sắc, cưa hết phần bị xước, sau đó dùng mỡ vazơlin để bôi vào vết cưa. Nếu được khắc phục và bôi mỡ sớm, cây cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản có thể phát triển trở lại nhưng phải hoãn thời gian khai thác mủ từ 2-3 năm.

Đối với cây hồ tiêu, các trụ tiêu bị tuột dây cần buộc lại, cắt tỉa các dây tiêu bị hư hại và tiếp tục chăm sóc giúp cây phục hồi tốt. Đối với các vườn bị ngập úng, cần khẩn trương đào rãnh thoát nước để hạn chế sâu bệnh về sau. Cần thường xuyên thăm vườn để kịp thời phòng và xử lý các đối tượng sâu bệnh, đặc biệt là bệnh thối gốc rễ do ẩm độ đất cao.

Đối với cây cà phê, những cây bị long gốc cần nhanh chóng dựng lại, dậm chặt gốc giúp cây hồi phục. Những vườn cây bị rụng quả cần thu dọn quả rụng, tiếp tục chăm sóc giúp cho những quả còn lại lớn nhanh, hạn chế giảm sản lượng. Cần thường xuyên thăm vườn để kịp thời phòng và xử lý các đối tượng sâu bệnh, đặc biệt là bệnh nấm, bệnh thán thư và khô cành khô quả.

cay-1
cay-1

Bón phân và chăm sóc tốt cây trồng

Đối với chuối, những vườn chỉ bị rách lá, nghiêng cây / không bị gẫy thân cần: Khai rãnh ở mặt luống để nước thoát nhanh, giúp rễ mau thông thoáng hơn; cắt tỉa lá bị gãy rách, vệ sinh đồng ruộng; khi đất đã se mặt, cần bón phân với liều lượng thích hợp để kích thích cây hồi phục, mọc rễ mới; cung cấp các dưỡng chất qua lá (phân bón lá Yogen; phân bón lá Đầu Trâu…) để tăng cường khả năng hồi phục của cây.

Đối với cây đã bị gãy thân chính: Dọn và xử lý tàn dư cây gãy đổ; chọn 1-2 chồi khỏe nhất để chăm sóc thành cây thay thế cây chính; cung cấp các dưỡng chất qua lá (phân bón lá Yogen; phân bón lá Đầu Trâu…) để tăng cường khả năng hồi phục của cây; khi đất se mặt có thể bón phân với liều lượng thích hợp để tạo điều kiện cây con sinh trưởng khỏe.

Đối với nhãn và cây có múi: Thoát nước nhanh trong vườn để giúp rễ mau thông thoáng. Cắt bỏ những cành gãy, cành bị tổn thương, xới mặt đất (ở vùng tán cây) để phá váng khi đất đã se mặt, giúp đất được thông thoáng. Cung cấp các dưỡng chất qua lá (phân bón lá Yogen; phân bón lá Đầu Trâu…) để tăng cường khả năng hồi phục của cây. Đối với cây nhãn sắp cho thu hoạch không nên bón phân. Việc chăm sóc sẽ thực hiện ngay sau khi thu hoạch quả để giúp cây nhanh phục hồi. Với những cây thu hoạch muộn, khi đất se mặt có thể bón phân với liều lượng: 0,1-0,2 kg ure + 0,1-0,2 kg kaliclorua/cây (tùy loại và tuổi cây) để kích thích cây hồi phục mọc rễ mới.

Đối với cây có múi: Khi đất se mặt, bón phân với liều lượng: 0,1-0,2 kg ure + 0,1-0,2 kg kaliclorua/cây (tùy loại và tuổi cây) để kích thích cây hồi phục mọc rễ mới. Phun phòng bệnh loét bằng thuốc Boocđo 1-2%, bệnh chảy gôm bằng thuốc Ridomil MZ 72, liều lượng phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Một điều lưu ý quan trọng là tuyệt đối không bón phân khi cây trồng chưa hồi phục, cây không hấp thu được, lãng phí phân và phản tác dụng (bón đạm khi cây chưa hồi phục, cây dễ bị nứt quả, rụng quả, phân hữu cơ cần nhiều ô xy để phân giải, sẽ gây yếm khí đất, rễ cây chậm phục hồi).

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón lá và các chế phẩm kích rễ theo khuyến cáo ghi trên bao gói.

cay
 

Theo  Hoàng Huy/nguoitieudung.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 197


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 339211

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73386182