Thông thường trên heo nái mang thai xảy ra hai trường hợp như sau:
- Sẩy thai hoàn toàn là trường hợp toàn bộ thai không phát triển được, bị tiêu đi hoặc bị tống ra ngoài sớm.
- Sẩy thai không hoàn toàn là chỉ có một vài thai không phát triển còn các thai khác vẫn phát triển bình thường.
Tuy nhiên, một số heo nái đã bị sẩy thai thì lần sau vẫn có thể động dục trở lại và có khả năng thụ thai.
- Nuôi heo trong chuồng trại chật hẹp, nếu thời tiết nắng nóng cũng có thể gây rối loạn sinh sản, gia tăng nguy cơ chết thai trong bụng mẹ.
- Bị bệnh truyền nhiễm (Sẩy thai truyền nhiễm, Lepto, Parvo…)
- Nhiễm trùng đường sinh dục (viêm niêm mạc tử cung, viêm âm đạo do vi khuẩn như: Staphylococcus aureus hay lây nhiễm theo đường truyền tinh dịch).
- Cơ thể nhiễm các độc chất như: khí CO, Nitrate chì từ thức ăn.
- Tác động cơ học như: thú mang thai bị trượt té, bị rượt đuổi, chen lấn khi ăn uống, bị húc đá vào bụng.
- Thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp, mất cân đối thành phần dinh dưỡng. Thức ăn bị nấm mốc sản sinh độc tố Aflatoxin gây ngộ độc ở heo, gây sẩy thai.
- Kiểm tra thức ăn xem có hôi mốc và đảm bảo chất lượng hay không để loại bỏ và cân đối lại thành phần và giá trị dinh dưỡng.
- Nếu thức ăn bị nhiễm độc tố Aflatoxin phải loại bỏ ngay; vì, dễ gây ra triệu chứng thần kinh, tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe heo nái.
- Hạn chế nhiệt độ cao bên ngoài ảnh hưởng đến heo khi có thai.
- Không nhốt heo nái mang thai chung với các loại heo khác.
- Nên chọn heo nọc phối giống đã được chích ngừa theo định kỳ đầy đủ.
Ngoài ra, heo nái sẩy thai do nguyên nhân truyền nhiễm thì chích ngừa cho heo nái trước khi phối giống các loại vaccin: Parvovirus, Leptospirosis, Brucellosis.
Nguồn: nguoichannuoi.vn