23:14 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khi gia súc bị cảm nắng, cảm nóng

Thứ bảy - 12/05/2018 22:59
Hiện mùa nắng đã bắt đầu, khiến các loài gia súc rất dễ bị cảm nắng, cảm nóng. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời con vật có thể chết và gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi.

Nguyên nhân

Vào những ngày nắng nóng, bệnh xảy ra chủ yếu trong điều kiện trâu, bò nuôi nhốt ở mật độ cao; Do vận chuyển đường dài; Hoặc trâu bò bị trực tiếp ánh nắng chiếu vào; Làm việc quá sức trong những ngày nắng nóng (ở trâu bò cày kéo) hoặc do chuồng trại nuôi nhốt không được che chắn, áp dụng các biện pháp làm mát…

chăn nuôi mua nong
Che nắng, bổ sung thức ăn cho vật nuôi mùa nóng     Ảnh: Trần Đăng
 

Triệu chứng

Các biểu hiện chung khi trâu bò bị cảm nắng, cảm nóng thường dễ nhận thấy là con vật ngây ngất, chân đi lảo đảo, niêm mạc tím bầm. Một thời gian ngắn sau đó, thấy con vật ở trạng thái căng thẳng, lồng lộn lên hoặc rất sợ hãi, hai mắt lồi lên, đỏ ngầu, mạch nhanh, yếu, con vật thở rất khó khăn, nếu không được chữa kịp thời con vật có thể chết. Bệnh có thể xảy ra trên nhiều con trong đàn hoặc chỉ một vài con trong đàn.

Trường hợp đang vận chuyển trên xe hoặc nuôi nhốt ở mật độ cao có thể thấy cả đàn có triệu chứng ngây ngất, lờ đờ không linh hoạt, nhất là biểu hiện ở mắt thấy niêm mạc đỏ ửng.

Đặc biệt nắng nóng gây thiệt hại lớn trên đàn bò sữa như giảm sản lượng sữa, dễ phát sinh các bệnh cảm nắng, cảm nóng, ký sinh trùng đường máu và các bệnh truyền nhiễm khác gây thiệt hại lớn về kinh tế, thậm chí gây chết bò sữa nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.

Con vật rất khó thở, hóp bụng để thở, co giật cơ môi, cơ nhai, nôn mửa, điên cuồng, hôn mê, co giật rồi chết; Khi chết sùi bọt mép, có khi lẫn máu. Kiểm tra thấy máu khó đông, màng não, phổi bị sung huyết và phù.

 

Xử lý

Khi thấy đàn gia súc có các biểu hiện cảm nắng, cảm nóng người nuôi cần thực hiện ngay một số biện pháp sau:

Khi đang vận chuyển hoặc do nuôi nhốt số lượng lớn, cần cho ngay con vật nghỉ ngơi ở khu vực có nhiều bóng cây mát, tách riêng từng con ra ở vị trí riêng nhằm giảm lượng khí độc do chính từ các con vật thải ra khi nhốt chung.

Trường hợp con vật đang làm việc như cày, kéo thì cho con vật nghỉ ngơi ngay, chọn nơi mát, yên tĩnh.

Dùng quạt mát, quạt thoảng từ phía trước cho con vật, tốc độ vừa phải để giúp con vật hạ nhiệt từ từ, tránh làm vật nuôi sốc, choáng.

Dùng khăn mát lau cho con vật, trước hết lau ở phần đầu, vùng mặt, sau đó xuống toàn thân, khoảng 1 - 2 giờ sau có thể tắm cho con vật. Lưu ý không dùng nước lạnh dội ngay vào vùng đầu, mặt của con vật hoặc khi con vật chưa có thời gian cân bằng trạng thái cơ thể đã dùng nước lạnh dội, tắm cho con vật (thực tế nhiều trường hợp đã gây chết ngay cho con vật khi xử lý như vậy).

Bổ sung nước trực tiếp cho trâu bò: Đây là biện pháp rất cần thiết áp dụng ngay khi đưa con vật vào nơi có bóng mát. Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để cho con vật uống nước như sau:

• Cho uống nước mát, tốt nhất dùng một lượng muối hòa nước cho uống (1 thìa cà phê/10 lít nước).

• Dùng 0,5 - 1 kg lá rau má giã nhỏ cùng 20 - 30 gram muối tinh (1 thìa cà phê) sau đó hòa 1 - 2 lít nước cho con vật uống, bã rau má có thể cho con vật ăn trực tiếp hoặc tiếp tục hòa nước cho con vật uống.

• Dùng 0,2 - 0,5 kg cây diếp cá giã nhỏ cùng 20 - 30 gram muối tinh (1 thìa cà phê) hòa cùng 1 - 2 lít nước cho con vật uống trực tiếp.

• Dùng 100 - 200 gram bột sắn dây với 2 - 3 lít nước hòa nước cho con vật uống trực tiếp hoặc dùng 100 - 200 gram hạt đỗ đen rang đun nước cho uống 2 - 3 lít/lần, uống 2 - 3 lần/ngày.

Tại những nơi có điều kiện thuận tiện việc cho việc dùng thuốc hoặc có thuốc dự phòng trên đường vận chuyển cần dùng ngay các loại thuốc điện giải như Han-Lytevit C, Vitamin C, ADE, B.Complex, đường Gluco… để bổ sung cho gia súc đang bị cảm nắng, nóng.

Đối với những con vật sốt cao cần chú ý tiêm thuốc hạ sốt Anagin C, GluKC naming. Dùng Atropin để chống co giật, cafein để điều hoà hoạt động tim mạch. Những con nôn mửa, vã nhiều mồ hôi cần truyền dung dịch đường Glucose 5% hoặc dung dịch Ringerlactat với liều lượng tuỳ theo mức độ mất nước.

 

Phòng bệnh

Để giảm thiệt hại do thời tiết nắng nóng gây nên trong mùa hè, đồng thời góp phần phát triển chăn nuôi đàn gia súc ổn định, người chăn nuôi cần nắm vững một số yêu cầu kỹ thuật sau:

- Hàng ngày thường xuyên thu gom phân và chất thải nhằm giảm phát sinh nhiệt do quá trình phân hủy chất thải chăn nuôi.

- Vệ sinh tẩy uế chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi hàng ngày. Giữ vệ sinh nền chuồng sạch sẽ, khô ráo, cống rãnh không đọng phân, nước tiểu.

- Định kỳ phun thuốc sát trùng để diệt các loại côn trùng trung gian truyền bệnh như: ve, mòng, ruồi, muỗi... tiêm phòng bệnh ký sinh trùng đường máu trước mùa nắng nóng.

- Thường xuyên theo dõi sức khỏe gia súc, phát hiện sớm con vật ốm, bị bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời, tránh lây lan dịch bệnh.

- Không chăn thả gia súc ngoài bãi chăn khi trời nắng nóng.

- Cung cấp đủ nước uống và đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng trong khẩu phần về lượng thức ăn tinh và thức ăn thô xanh cho vật nuôi theo nhu cầu.

- Chủ động thực hiện phòng bệnh cho vật nuôi bằng các loại vaccine theo hướng dẫn của cơ quan thú y để tăng khả năng miễn dịch.

- Không vận chuyển trâu, bò khi trời quá nóng, trường hợp phải vận chuyển thì sử dụng phương tiện chuyên dụng và cung cấp đầy đủ nước uống và không nên vận chuyển với khoảng cách xa trong thời gian dài.

- Đối với bò sữa cần thực hiện vắt sữa đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh khi vắt sữa và dụng cụ vắt sữa.

Thực hiện tốt các quy trình chăn nuôi từ chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác, chế độ làm việc (đảm bảo thể trạng cơ thể trung bình, không quá béo), vệ sinh thú y, dùng vaccine phòng bệnh, tiêm vaccine bổ sung (nên dùng vacccine cho trâu, bò vào những ngày thời tiết mát, vào ban đêm hoặc sáng sớm, chiều tối). Thường xuyên kiểm tra sức khỏe vật nuôi để kịp thời cách ly, xử lý khi phát hiện những con có biểu hiện bất thường.

 

Chuồng trại

Cần thực hiện một số biện pháp cải tạo chuồng trại để hạn chế tình trạng nắng nóng cho gia súc như sau:

Nâng cao chuồng nuôi với những chuồng nuôi cũ có mái thấp, đồng thời để những ô thoáng xung quanh để tạo sự thoáng mát nhưng vẫn đảm bảo tránh mưa tạt, chiều cao tối thiểu từ nền đến mái hiên phải đạt 2 m trở lên, đến đỉnh mái phải đạt từ 3,5 m trở lên.

Nếu xây mới chuồng nuôi, hướng chuồng tốt nhất là hướng cửa chuồng theo hướng Đông hoặc hướng Đông - Nam để tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào vật nuôi.

Nền chuồng phải đảm bảo chắc chắn, dễ làm vệ sinh, dễ thu gom chất thải chăn nuôi và nền có độ dốc từ  2 - 3% để đảm bảo thoát nước tốt. Tùy điều kiện chăn nuôi hay điều kiện địa phương mà có thể làm nền chuồng bê tông hay nền sàn gỗ.

Trồng cây xanh xung quanh khu vực chuồng nuôi, trồng cây dây leo hoặc dùng rơm, rạ phủ trên mái chuồng nuôi nhằm che chắn nắng nóng chiếu vào chuồng nuôi.

Bố trí quạt làm mát tại chuồng nuôi gia súc đúng kỹ thuật: nên đặt quạt thông gió theo thế nằm ngang, hướng gió quạt theo hướng từ sau ra trước hoặc bên hông vật nuôi, độ cao của quạt ở ngang tầm lưng của gia súc để đẩy hơi nước cùng với khí nóng và khí độc ra khỏi chuồng nuôi.

Làm hệ thống phun mưa lên nóc chuồng nuôi nhằm giảm nhiệt độ mái chuồng lúc trời nắng to. Khi phun mưa cần quan tâm đến việc tăng cường thông gió và thoát nước ở xung quanh chuồng để tránh nâng cao độ ẩm trong chuồng.

Gắn nhiệt kế theo dõi nhiệt độ chuồng nuôi, bò sữa thích ứng kém với nhiệt độ cao, khi nhiệt độ chuồng nuôi trên 300C người chăn nuôi nên tắm chải cho bò sữa nhiều lần trong ngày. Khi tắm nên phun nước từ trên xuống dưới từ sau ra trước và nên tắm cho bò sữa trước hoặc sau vắt sữa khoảng 2 giờ, đồng thời kết hợp dùng quạt để làm thoát nhiệt nhanh hơn.

Với chăn nuôi quy mô lớn nên bố trí chuồng nuôi dạng bốn mái, lợp tôn chắc chắn tạo thông thoáng tự nhiên và có bố trí hệ thống chống nóng bằng giàn mưa trên nóc mái. Đối với chuồng nuôi quy mô nhỏ thường làm chuồng kiểu 2 mái, tuy nhiên đòi hỏi chuồng phải cao thoáng và tận dụng vật liệu đơn giản như tranh tre, nứa lá sẵn có tại địa phương. 

Nguồn: nguoichannuoi.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 90

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 86


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1180584

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72863293