09:05 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khống chế vi khuẩn hại lúa mùa

Thứ hai - 19/09/2016 06:50
Mưa lớn, bão giông làm lá lúa va quệt vào nhau tạo thành các vết xước và là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập nhất là các giống lúa có bản lá to, dày không mang gen kháng...

Cây lúa có triệu chứng bị bệnh bạc lá vi khuẩn

Cây lúa có triệu chứng bị bệnh bạc lá vi khuẩn

Thời tiết miền Bắc nước ta từ giữa tháng 8 đến nay liên tục có mưa to kéo dài do ảnh hưởng của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Thời điểm này lúa mùa đang trong giai đứng cái làm đòng đến thấp thoi, trổ bông, lá lúa lại lũy đạm lớn nên rất mẫn cảm với vi khuẩn gây bạc lá và đốm sọc.

Mưa lớn, bão giông làm lá lúa va quệt vào nhau tạo thành các vết xước và là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập nhất là các giống lúa có bản lá to, dày không mang gen kháng như Q5, nếp các loại, BC15, Bắc thơm 7…

Với điều kiện thời tiết như hiện nay, bệnh sẽ tiếp tục phát sinh gây hại trên diện rộng. Nông dân khi thâm canh lúa mùa cần lưu ý và thực hiện tốt các biện pháp kĩ thuật để giảm thiểu tỷ lệ bệnh vi khuẩn gây bạc lá, đốm lá. Các biện pháp cần tác động bao gồm:

- Hiểu và nhận diện được triệu chứng bệnh: Bệnh bạc lá hay đốm sọc đều do vi khuẩn gây ra. Bệnh gây hại trên lá, vết bệnh là những sọc dài, ngắn khác nhau, chạy dọc hai bên mép lá( bạc lá) hoặc sọc nhỏ giữa phiến lá (đốm sọc). Lúc đầu vết bệnh xanh tái, dần dần chuyển màu nâu, tạo thành các sọc hoặc vệt nâu.

Khi bệnh phát triển thì toàn bộ ruộng lúa chuyển màu vàng cam, sau chuyển màu vàng nâu và cây bị chết không những gây thiệt hại lớn mà còn tồn dư mầm bệnh cho vụ sau. Công tác phòng bệnh là rất quan trọng vì bệnh không có thuốc chữa. Bệnh chỉ có thể khống chế được khi phát hiện sớm và dùng thuốc kháng sinh đặc trị để phun.

- Phòng bệnh thông qua nước tưới và chăm sóc cân đối: Với bệnh vi khuẩn gây ra thì phương châm phòng bệnh là chính vì thuốc hóa học không diệt được mầm bệnh. Các chân ruộng lầy thụt cây lúa ít kali mềm yếu sẽ bị xây xát lá khi gặp mưa đồng nghĩa rằng dễ bị vi khuẩn tấn công. Cho nên việc khơi thông dòng chảy và tháo cạn ruộng là việc làm cần thiết giúp lúa cứng cáp hơn.

Mặt khác, trên những chân ruộng trũng nhất là ruộng cấy các giống lúa nhiễm nông dân cần khẩn trương sử dụng kali trắng (kali sun phát) hoặc dòng kali hữu cơ tiến hành phun qua lá sẽ giúp lúa cứng chắc thân lá và cây lúa phân hóa hoa, trổ bông nhanh hơn. Lúa sẽ ít bị bệnh.

- Sử dụng nước vôi trong hoặc thuốc hóa học phun cho lúa sau mưa (khi thân lá lúa khô ráo): Với các giống lúa nhiễm nông dân cần sử dụng nước vôi trong (3kg vôi đã tôi/10 lít nước khuấy đều rồi để lắng cặn lấy nước vôi trong để phun) hoặc sử dụng các loại thuốc kháng sinh có chứa các hoạt chất như Bronopon, Steptomycin, Ningnamycin, Polyoxin B, Kasugamycin...

* Lưu ý:

+ Cần kiểm tra kịp thời ngay sau các đợt mưa giông, bão để có kế hoạch phòng trừ kịp thời nhất là trên những giống nhiễm, giống lúa thừa đạm, lúa trên chân ruộng trũng, lầy thụt.

+ Nếu phát hiện một số chòm lúa bị bệnh nên phun sớm và sử dụng nhóm thuốc kháng sinh tổng hợp (thuốc có 2 hay 3 hoạt chất kháng sinh) hoặc thuốc kháng sinh thế hệ mới (Bronopon, Polyoxin B, Bismethia, Tribasic...) vì nếu phun muộn thì hầu như không có kết quả.

+ Tuyệt đối không kết hợp thuốc kháng sinh với các loại phân bón qua lá chứa đạm hoặc chất kích thích sinh trưởng sẽ gây lãng phí và không hiệu quả cho việc không chế bệnh. Mặt khác, không nên cộng cả thuốc trừ sâu phun cùng khi điều tra trong ruộng không thấy có sâu.

Theo Trần Thị Liên/nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 246


Hôm nayHôm nay : 72297

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1130598

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71357913