10:31 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Không nên chích thuốc trị bệnh cho cam sành

Thứ tư - 17/05/2017 23:25
Lợi dụng sự nôn nóng của bà con trong việc điều trị bệnh vàng lá gân xanh (greening) cho vườn cam sành, một số cá nhân, doanh nghiệp quảng bá phương pháp đặc trị với lời cam đoan khôi phục hoàn toàn bằng cách chích những dung dịch lạ vào thân cây để trục lợi.

Anh Nguyễn Văn Thiện, cán bộ kỹ thuật xã Đông Phước, huyện Châu Thành, cho biết thời gian qua người dân ở đây lén lút chữa và phòng bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành, do một số người lạ mặt bán thuốc và hướng dẫn cách sử dụng. Họ trực tiếp tìm đến tận nhà người trồng cam sành quảng bá những loại thuốc đặc trị bệnh vàng lá gân xanh, với những lời cam kết sẽ có hiệu quả phục hồi đối với cam đang nhiễm bệnh là 70% và sẽ phòng bệnh đối với những diện tích cam đang lành (chưa bệnh). 

Dù là loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhưng trước tình trạng vườn cam sành nhiễm bệnh, lại không có cách chữa trị, bà con địa phương đành liều một phen, trông chờ vào sự may rủi. Cụ thể, người dân đã nghe theo lời “bùi tai” của những người bán thuốc dạo, đồng thời hứa với họ rằng sẽ không để địa phương biết. Cho nên, người dân đồng lòng giấu kín, khiến cho công tác quản lý của ngành chức năng gặp rất nhiều khó khăn.

Đáng nói là đến nay, việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc để chích cho cây trong vườn cam sành để trị bệnh vàng lá gân xanh đang được người dân ở các địa phương trong tỉnh áp dụng. Trong đó có ông Phạm Đăng Khoa, ở ấp Đông Lợi, xã Đông Phước. Ông Khoa thừa nhận: “Tuy theo cách chữa trị mù mờ này về lâu dài thì chưa thể khẳng định được, nhưng trước mắt là cây có dấu hiệu phục hồi”. 

Trên thực tế, khi chúng tôi vào thăm vườn một hộ dân trên địa bàn huyện Châu Thành, đã thu được vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật có nhãn hiệu là Super Titan, công dụng đặc trị bệnh vàng lá gân xanh. Thế nhưng, khi xem kỹ, chúng tôi phát hiện đây là nhãn mác dán ép chồng lên một nhãn mác khác khá tinh vi. Theo ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hậu Giang, Super Titan là loại phân bón lá, phân vi lượng chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây chứ không có tác dụng để điều trị bệnh. 

Cũng theo ông Thể, các đại lý trên địa bàn tỉnh không có bán sản phẩm Super Titan như bà con đang sử dụng, mà chỉ có loại phân bón lá cung cấp vi lượng cho cây phát triển, không có tác dụng điều trị các loại bệnh mà nhãn đã ghi như sạch nấm bệnh, vi-rút, vi khuẩn… Chưa kể là thông qua vết khoan trên thân cây, chẳng những không trị được bệnh mà còn tạo điều kiện cho các nấm bệnh dễ tấn công vào ngay lỗ khoan. Về lâu dài, tế bào cây sẽ bị chết và không còn khả năng phát triển.

Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc ngành tăng cường công tác thanh, kiểm tra những đại lý cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, kiên quyết xử lý nghiêm trường hợp có sự gian lận về nhãn hiệu. Đồng thời tuyên truyền, vận động bà con chủ động hơn trong phòng trị bệnh cho cây, cũng như đề cao cảnh giác, đừng để kẻ gian lợi dụng, lừa đảo, để rồi “tiền mất tật mang”. 

Ngoài việc “tiêm” chích cho cây cam sành bằng sản phẩm Super Titan, hiện người dân còn truyền tai nhau điều trị bệnh vàng lá gân xanh bằng những loại thuốc tây y, bất chấp khuyến cáo của ngành chuyên môn. Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, cho rằng: Thời gian tới, đơn vị sẽ phối hợp với các ngành chức năng vào cuộc, kiên quyết xử lý trường hợp sử dụng thuốc sai mục đích. Mặt khác, có chế tài đối với người hành nghề “bác sĩ chích cây”. 

Theo ngành nông nghiệp tỉnh, đối với bệnh vàng lá gân xanh, đến thời điểm này, vẫn chưa có thuốc đặc trị. Bệnh lây lan, phát triển nhanh, biện pháp tốt nhất là phòng tránh. Khi phát hiện dấu hiệu bệnh từ 50% trở lên nên tiêu hủy cải tạo lại.

Nguồn: http://www.baohaugiang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 331


Hôm nayHôm nay : 48706

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 368409

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73415380