15:00 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kĩ thuật nuôi chim cút

Thứ ba - 23/02/2016 19:34
Chim cút là loại chim được rất nhiều người nông dân chọn nuôi. Chim cút không chỉ cho thịt thơm ngon mà trứng chim cút cũng thật bổ dưỡng và có thể làm nhiều món ăn. Dưới đây là kỹ thuật nuôi và chăm sóc loại chim có hiệu quả kinh tế khá cao này.
 
kĩ thuật nuôi chim cút

kĩ thuật nuôi chim cút

1. Chọn giống

Chọn chim cút con ( từ 1 đến 16 ngày tuổi)
Trọng lượng khoảng 6 đến 8g/con
Giống chim cút phải khỏe, nhanh, không dị tật hở rốn, loại bỏ những con nở chậm.

2. Lồng úm

Làm lồng cho chim với kích thước 1,5 x 1,0 x 0,5, đặt cách mặt đất 0,5m. Xung quanh lồng làm bằng lưới kể ô vuông khoảng 1cm. Những ngày đầu mới úm, đáy lồng và xung quanh phải lót giấy để che kín, tạo sự yên tĩnh và không bị lọt chân.
– Nhiệt độ úm (giảm dần)
1-3 ngày: 38 – 35 độ
4-7 ngày: 34 – 32 độ
8-14 ngày: 31 – 28 độ
Bắt đầu từ tuần thứ ba trở đi không cần sưởi ấm cho chim cút nữa trừ khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp hơn 24-25 độ.

3. Chuồng nuôi

Có thể nuôi lồng như nuôi bồ câu pháp hay quây nuôi nền. Thiết kế lồng với kích thước 1,0 x 0,5 x 0,2m, mỗi lồng thường nuôi được 20 đến 25 cút mái. Nóc lồng thì được làm bằng vật liệu mềm, vì cút hay nhảy dựng đứng dễ làm vỡ đầu. Đáy lồng dốc 2-3 độ để trứng lăn ra, làm bằng lưới ô vuông kích thước 1-1,5cm, để cút đi đứng thoải mái và cho phân lọt xuống vỉ hứng phân. Và nếu nuôi nhiều chim cút thì chồng các lồng lên nhau để tiết kiệm diện tích, cách nhau khoảng 10 đến 12cm để đặt vỉ hứng phân. Còn về quy cách quây nuôi nền, đường kính khoảng 1-1,5m, cao 0,4m, bên trên có bóng đèn và chụp sưởi.

Lông nuôi chim cút

Lồng nuôi chim cút

4. Máng ăn, máng uống

Máng ăn: Dùng máng ăn với kích thước 40 x 10 x 1,5 cm cho cút ăn trong hai tuần đầu. Để tránh chim cút con nhảy vào bới làm rơi thức ăn, nên khi cho cám vào thì đặt lên trên 1 vỉ lưới ô vuông có kích thước là 10 x 10mm. Số lượng máng ăn đủ cho chim cút là 1 máng/150 con tuần thứ 1 và 1 máng/80 con tuần thứ 2.
Máng uống: Máng uống hình tròn 250cc:50con/ máng với tuần đầu tiên. Máng uống tròn 1.000cc: 50 con/ máng với tuần thứ 2.
Nước uống: Mỗi ngày chim cút uống từ 50 đến 100ml nước, nhưng nước cung cấp phải sạch và để chim cút uống tự do.

Máng thức ăn cho chim cút

Máng thức ăn cho chim cút

5. Chọn giống và phối giống

* Chọn giống: Chọn mua chim cút ở những cơ sở sản xuất giống chim bố mẹ. Chim cút giống phải thật khỏe mạnh, không dị tật, không dịch bệnh, nhanh nhẹn, háu ăn. Có tỷ lệ đẻ, ấp nở, tăng trọng nhanh, nuôi sống cao, đồng đều và ổn định. Tránh giống chim bố mẹ đồng huyết, dòng mẹ và dòng bố phải nuôi tách riêng để chọn lựa và tiến hành ghép đôi giao phối. Từ ngày 25 chọn lựa những con giống đủ tiêu chuẩn làm giống tách và nuôi riêng. Cút trống, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, lông da bóng mượt, thân hình gọn, nhỏ hơn con cái, cổ dài, mỏ ngắn, đầu nhỏ, ngực nở, lông ngực vàng, 25 ngày tuổi nặng từ 70g đến 90g. Giống cút mái thì cổ chim nhỏ, đầu thanh, lông ngực chim có đốm trắng đen, lông da phải bóng mượt, hậu môn nở, xương chậu rộng, đỏ hồng và mềm mại. Trọng lượng cút cái lớn hơn cút trống.

* Phối giống: Phải trên 3 tháng mới cho chim cút phối giống với nhau vì nếu phối giống sớm quá sẽ làm cho bầy cút mau tàn.

6. Mật độ nuôi

Tuần thứ 1: 200 con/m2
Tuần thứ 2: 100 con/m2
Tuần thứ 3: 50 con/m2
Tuần thứ 4: 35 – 36 con/m2

7. Thức ăn

Mỗi ngày chim cút ăn khoảng 20g đến 25g thức ăn hỗn hợp và đẻ một quả trứng thường nặng 10g đến 11g (bằng 10 % cơ thể), cho nên thức ăn của chim cút phải bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là chất đạm, chất khoáng và sinh tố.
* Cách cho ăn: Cho chim cút ăn tự do.
* Số lần cho ăn: Cho chim cút ăn từ 3 – 4 lần/ngày, lưu ý lần cho cám kế tiếp được thực hiện khi cám trong máng của lần trước đó đã được chim cút ăn hết.

Thức ăn cho chim cút

Thức ăn cho chim cút

* Chủng loại thức ăn: Thức ăn chủ yếu của chim cút là cám Con Cò C32
– Cám dành nuôi cút con, cút hậu bị
– Giữ cám ở độ ẩm thấp < 1 2% như thế cám sẽ giữ được lâu không bị hôi mốc
– Cân đối tối thiểu giữa chất đạm và các axít amin giúp cho chim cút phát triển đều.
– Năng lượng trao đổi ở mức hợp lý nhất giúp cho chim cút phát triển đều mặc dù không hạn chế thức ăn, chim cút sẽ không bị quá gầy hay quá mập.
– Các chất vi lượng được tính toán đầy đủ giúp cho cút phát triển tốt về cơ thể lẫn tính dục làm cho cút phát triển song song về thể trọng và tính dục. Đến 16 ngày tuổi là có thể phân biệt dễ dàng trống và mái để chọn tiếp tục nuôi đẻ và còn lại vỗ béo bán thịt.

Tinnongnghiep.vn chúc bà con thành công!

Nguồn: Tổng hợp


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chim cút

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 289

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 288


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 379527

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73426498