Trong điều kiện nuôi thương phẩm, chúng ta thường quan sát được 2 dạng cắn nhau: 1/ cắn nhau khi hình thành nhóm, 2/ cắn nhau khi được cho ăn. Việc heo cắn nhau trong lúc cho ăn có thể được giải quyết bằng hệ thống cho ăn và cách kết cấu nhóm. Còn việc cắn nhau giữa các heo khi tạo nhóm sẽ được khảo sát khi thành lập nhóm.
Trung bình, heo nái khi được đưa vào nhóm mới sẽ trải qua khoảng 10 phút cắn nhau và gần như đa số hành động này xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu khi thành lập nhóm. Hầu hết heo chỉ bị trầy da ở cổ và vai, còn tỷ lệ heo bị thương nghiêm trọng thường dưới 1%, Mặc dù ở một vài heo nái, đặc biệt là những heo nái già và lớn hơn, thường cắn nhau nhiều hơn các cá thể khác nhưng chúng hiếm khi bị thương
Mặt khác, những heo nái trẻ và nhỏ hơn thì bị tổn thương nhiều hơn mặc dù chúng ít cắn nhau hơn. Những vết thương sẽ càng rõ rệt hơn nếu chúng bị các heo khác tấn công và không có cơ hội rút lui.
Việc quản lý vấn để cắn nhau này được chia thành 2 hướng: xã hội và phi xã hội (vật lý). Heo náí không cắn nhau khi chung quen biết, vì thế có thể làm giảm sự cắn nhau của nái chỉ đơn giản là giảm thiểu tỷ lệ các heo nái mới được đưa vào nhóm.
Khi có danh sách heo đã được phối giống – và hầu hết các hệ thống đều đã nhận biết được chế độ ăn của mỗi heo thì đây là thời điểm phân phối heo vào trong các nhóm mang thai. Những heo nái có cùng chế độ ăn nên được sắp xếp vào nhóm sao cho tối đa hóa số nái quen biết nhau trong cùng một nhóm.
Heo nái sẽ quen với các cá thể khác nếu chúng được nhốt chung trong thời gian mang thai lần trước hoặc chúng được nuôi chung nhóm khi còn ô giai đoạn hậu bị. Người ta cho rằng, phương pháp này vẫn có điểm hạn chế. Khi một nái lạ được đưa vào ô chuồng, nái này sẽ bị đa số nái trong chuồng cắn và vì thế cẩn phải chăm sóc cho nái bị cắn để chắc chắn rằng không có bất kỳ cá thể nào là nạn nhân tiếp theo. Nếu như bắt buộc phải đưa heo mới vào trong một nhóm thì nên đưa ít nhất 10% heo mới vào, điều này sẽ làm cho sự gây hấn (cắn nhau) nhằm vào nhiểu cá thể.
Heo được nuôi trong nhóm lớn (>40 cá thể) sẽ hình thành hành vi khác nhau đối với cá thể khác trong nhỏm của chúng. Chúng trở nên ôn hòa hơn và ít có khuynh hưổng đánh nhau khi có cố thể mới được đưa vào. Vì vậy, heo nái hậu bị thường được nuôi trong nhóm lớn trong giai đoạn phát triển, điểu này làm giảm được khuynh hướng đánh nhau khi chúng được đưa vào nhóm mang thai. Tương tự, heo từng được nuôi trong nhiều nhóm khác nhau ít khi đánh nhau hơn so với heo chưa bao giờ được đưa vào nhóm khác trước khi được đưa vào nhóm mới. Các heo được nuôi thành nhóm trong giai đoạn trưởng thành sẽ ít khi đánh nhau trong nhóm mang thai mới được thành lập.
Chiến lược thứ 3 đối với việc quản lý cắn nhau theo mối quan hệ xã hội là lựa chọn các nái dựa theo tính khí của chúng. Chúng ta có thể phân chia heo dựa vào 2 loại hành vi: chủ động - thụ động và tự tin - sợ hãi.
Heo có tính thụ động ít cắn nhau so với heo có tính hiếu động và phù hợp với việc đưa vào nuôi nhóm. Tuy nhiên, chúng cũng nẻn có đủ tự tin để khám phá khu vực mới của chúng, chứ không phải là luôn có cảm giác lo sợ khi di chuyển trong ô chuồng. Nghiên cứu về các đặc điểm hành vi của nái còn tương đối mới và thậm chí có thể được sử dụng cho việc lựa chọn nái nhằm đạt được đàn nái có tính xã hội cao khi tạo nhóm hoặc là một chiến lược lâu dài cho việc chọn lọc di truyền.
Ô chuồng hỗn hợp
Cách đầu tiên để kiềm soát đánh nhau theo phương pháp phi xã hội đó là các ô chuồng hỗn hợp - đó có thể là chuồng mang thai, nhưng nên có khu vực cách ly. Sự tấn công cố thể giảm nếu các con vật có thể tránh hay chạy trốn khỏi những con vật có thói quen tấn công (con nối xa lạ). Để làm điều này, chuồng trại phải được thiết kế có khoảng cách đủ rộng giữa các thanh chắn. Nói chung, khuyến cáo khoảng trống của các lối trong các ô chuồng nên từ 7ft và tốt nhất là 10ft (ft: feet = 30,48cm = 0,3048m).
Một cách khác, đặc biệt là trong các nhóm lớn, có thể cung cấp thêm nhiều khu vực vận động trong ô chuồng, được tách ra bằng các thanh chắn. Thiết kế này giúp nái có nhiều chỗ để né tránh khi bị đe dọa. Cần chú ý đảm bảo nền chuổng tốt cho dạng ô chuổng này.
Hầu hết chứng què quặt xuất hiện trong 2-3 tuần đầu tiên khi heo được nhốt chung với nhau. Tổn thương có thể là do trượt chân trên sàn hoặc bị thương do va đập khi cắn nhau hoặc cố gắng tránh cắn nhau. Bổ sung thêm không gian (như không gian vận động) có thể có ích trong thiết kế chuồng cho việc thành lập các nhóm mới.
Cách thứ hai có thể áp dụng để giảm việc cắn nhau là can thiệp vào lượng thức ăn cho heo nái ăn - có thể là tăng gấp đôi lượng thức ăn cho nái ngay trước khi tạo nhóm mới. Khi heo ăn no, chúng sẽ ít hoạt động hoặc sẽ không bắt đầu cuộc cắn nhau hoặc có cắn nhau thì cũng kết thúc nhanh hơn. Trong những ô chuồng ít có sự cắn nhau hơn, vài giờ sau khi tạo nhóm có thể cho heo ăn thêm lần nữa. Một cách khác cũng có thể có ích trong việc làm giảm sự cắn nhau của nái, đó là tạo nhóm mới vào khoảng thời gian trời đã chuẩn bị tối hoặc vào thời điểm nái mang thai khoảng 4 -5 tuẩn, thay vì sớm hơn.
Số lượng và thành phần heo trong nhóm
Hệ thống thang bậc xã hội được sắp xếp trong các nhóm heo, nhưng tính ổn định của nó sẽ khác nhau tùy theo số lượng heo của nhóm. Nhóm nhỏ (6-8 con) thường có hệ thống cấp bậc ổn định với một heo nái đầu đàn và các cá thể được xếp theo thứ hạng từ cao đến thấp. Hiếm khi có sự thay đổi vị trí cấp bậc và rất ít xảy ra cắn nhau.
Trong nhóm có số heo hơi nhiều hơn {10-30 heo), hệ thống cấp bậc thường không ổn định và heo nái thường gây hấn với những cá thể ở cấp bậc trên chúng. Trong tinh trạng này, cắn nhau xảy ra. nhiều hơn, nhưng nếu thành công thì vị trí của heo nái đó sẽ tăng lên và giành được nhiều nguồn lợi hơn, chẳng hạn như thức ăn hoặc không gian.
Trong nhóm lớn (40-60 heo), có thêm thức ăn hoặc không gian tốt hơn do việc giành được và duy trì vị trí cao mang lại không có ý nghĩa nhiều.
Do đó, heo trong nhóm lớn trở nên ôn hòa hơn và có xu hướng giảm sự cắn nhau. Khi lợi ích do cắn nhau giảm xuống thì việc cắn nhau giữa các heo sẽ tùy thuộc vào tính cạnh tranh của hệ thống cho ăn và bản chất của từng cá thể. Tình trạng này chỉ tồn tại khi nhóm có hơn 40 nái.
Định ra giới hạn quy mô của nhóm là cần thiết để tạo sự cạnh tranh đồng đều giữa cấc cá thể trong nhóm khi sử dụng một hệ thống cho ăn cạnh tranh (các hệ thống khác với hệ thống cho ăn điện tử hoặc chuồng ăn riêng biệt).
Nếu một nhóm, thậm chí là một nhóm nhỏ, có một hoặc nhiều heo nái nặng cân hơn những con khác, những heo nái đó có thể bắt nạt những con khác vàđộc chiếm thức ăn cũng như không gian. Do đó, cần cố gắng phân loại heo nái theo trọng lượng và tuổi của chúng khi sử dụng cách thức cho ãn trên sàn hoặc trong chuồng. Việc phân loại heo theo trọng lượng thường hình thành những nhóm nhỏ hơn so với việc không phân loại.
Hệ thống cho ăn và thiết kế của ô chuồng
Một yếu tố khác tác động đến quy mô của nhóm là hệ thống cho ăn và thiết kế của ô chuồng. Có 3 lý do tại sao hệthống chuồng điện tử cho ăn tự động (ESP) thích hợp cho nhóm lớn: 1/ ESF có thể cung cấp cho các heo nái có nhu cầu thức ăn khác nhau trong cùng một nhóm, do đó không cần thiết phải có sự phân loại heo; 2/ heo nái không cần phải cạnh tranh nhau vì thức ăn (chỉ cần tiếp cận máng ăn); 3/ hiệu quả đầu tư cao hơn đối với nhóm lớn nhờ hiệu suất khai thác đầu tư và bảo dưỡng hệ thống tốt hơn.
Tuy nhiên, nên lưu ý 2 hạn chế quan trọng của hệ thống ESF là: nếu số heo nái vượt quá số lượng cả thể mà bình thường hệ thống ESF có thể cung cấp được thì khi đó hệ thống trở nên rất quá tải và số lần heo có thể đến ăn có thể sẽ không đủ đáp ứng cho heo.
Hầu hết các hệ thống ESF có thể đảm bảo tốt cho 60 heo/ô chuống. Nếu số tượng heo nhiều hơn, phải lưu ý chăm sóc và đánh giá cẩn thận năng suất của từng cá thể.
Hai hệ thống chuồng máng ăn cá thể vách ngăn ngắn và chuồng cá thể vách ngăn dài cũng có thể giới hạn theo quy mô nhóm. Hệ thống hiệu quả nhất về không gian là hệ thống có 2 dãy chuồng thiết kế đối nhau. Quy mô nhóm tối thiểu là 10 con và có thể là 20 hoặc nhiều hơn nhằm mục đích tạo lối đi dài thuận tiện cho sự vận động của heo. Bảng 1 trình bày mối liên hệ giữa quy mô nhóm và các hệ thống cho ăn khác nhau.
Bảng 1: So sánh về kết cấu và quy mô của nhóm giữa các hệ thống cho ăn trong chuồng nuôi theo nhóm |
Hệ thống | Quy mô nhóm | Chế độ cho ăn | Kích thước cơ thể |
Cho ăn trên nền chuồng | 6+ | Giống nhau | Giống nhau |
Chuồng có máng ăn cá thể vách ngăn ngắn | 12+ | Giống nhau | Giống nhau |
Chuồng có máng ăn cá thể vách ngăn dài | 12+ | Giống nhau | Thay đổi |
ESFd | 50+ | Thay đổi | Thay đổi |
a. Quy mô nhóm nhò nhất dựa trên cơ sở hiệu quả sử dụng ô chuồng và hệ thống cho ăn.
b. Mức cho ăn cần thiết để cố được sự đồng đều theo nhu cầu giữa các heo nái trong một nhóm,
c. Kích thước cơ thể hợp lý để tạo nhóm đồng đều theo tính cạnh tranh cùa hệ thống.
d. Hệ thổng chuồng điện tử cho ăn tự động.
Vấn đề cho ăn
Phát hiện heo nái bỏ ăn trong hệ thống chuồng dành cho nái mang thai là một vấn đề đơn giản qua việc kiểm tra máng ăn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đối với hệ thống nuôi nhóm, việc này khó giám sát hơn, nhưng điều này cũng tùy thuộc vào hệ thống cho ăn được sử dụng.
Đối với hệ thống cho ăn trên sàn và máng ăn cá thể vách ngăn ngắn, cần quan sát lúc cho ăn để xác định heo nào không ăn. Đối với hệ thống chuồng nuôi nhóm có máng ăn cá thể vách ngãn dài, chỉ cần nhốt heo nái trong lúc cho ăn và quay lại sau một giờ hoặc hơn để kiểm tra máng trước khi thả nái. Tuy nhiên, việc này có thể không được thực hiện hàng ngày. Đối với hệ thống ESF, chi cần kiểm tra danh sách cá thể, chú ý xác định cá thể nào không ăn vào ngày trước và danh sách này do hệ thống thực hiện. Tuy vậy, dù sử dụng bất kỳ hệ thống nào thì cũng cần giám sát thể trạng của nái thường xuyên.
Bước thứ hai trong quản lý heo nái bỏ ăn là xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nhìn chung, khi heo bị bệnh sẽ làm giảm tính ngon miệng và những heo nái bệnh sẽ không muốn ăn. Heo nái bị què quặt cũng thường không ăn và không tham gia cắn nhau. Lý do khác của việc không có sự cạnh tranh nhau là do heo nái quá nhỏ hoặc quá nhát so với các heo trong chuồng; hoặc heo không ăn trong hệ thống ESP là do heo chưa được dạy quen với cách sử dụng máng ăn ESF của nó. Tất cả các heo bỏ ăn phải được kiểm tra xem có bị thương hay què quặt hay không. Trong hệ thống ESF, heo nái sẽ không được cấp thức ăn nếu như thẻ dùng để nhận dạng bằng sóng vô tuyến (RFID) của nó bị mất hoặc hư hại.
Thể trạng là tiêu chuẩn chính để xác định xem heo nái có được phân phối mức thức ăn chính xác không. Nếu heo nái ăn hết tất cả thức ăn của chúng mà vân không đạt được thể trạng ý tưỏng thì có thể là do thức ăn quá ít. Trong trường hợp này cần điều chỉnh chính xác lại lượng thức ăn của heo.
Việc xử lý hoặc điều chỉnh lại iượng thức ăn cho chinh xác cũng tùy theo từng hệ thống cho ăn. Những cá thể bị thương hay bị nhiễm bệnh có thể phải được di chuyển vào các ô chuồng điều trị cho đến khi chúng phục hồi. Đối với hệ thống ESF, số lượng ô chuồng điều trị có thể ít hơn 5% so với tổng số ô chuồng, nhưng có thể lên đến 15% đối với các hệ thống có nhiều tính cạnh tranh hơn, chẳng hạn như cho ãn trên nền chuồng. Khi các nái này hồi phục, có thể đưa chúng trỏ lại nhóm cũ nếu chúng chỉ rời khỏi nhóm trong vài ngày.
Tuy nhiên, phần nhiều heo nái sau khi hồi phục sẽ dược đưa vào các nhóm mới đang được hình thành. Bằng cách này, chúng sẽ trở thành những thành viên mới trong nhóm mới.
Những cá thể không có xu hướng tranh đấu thường không thể quay lại nhóm cũ của nó. Chúng cần được nghỉ ngơi vài ngày; và đối với hệ thống ESP, cần huấn luyện lại các cá thể này trước khi đưa chúng vào nhóm mới.
Nếu thể trạng của heo kém được xác định là do mức ăn khồng đúng thì có rất nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề này. Đối với hệ thống ESP, đây chỉ là vấn đề trong việc điều chỉnh mức ăn của cá thể. Đối với hệ thống chuồng nuột nhóm có máng ăn cá thể vách ngăn dài, có thể nhốt heo nái vào lúc cho ăn và cung cấp thức ăn thêm bằng tay. Đối với hệ thống có tính cạnh tranh và hệ thống chuồng nuôi nhóm có máng ăn cá thể vách ngăn dài, có thể nhốt từng cá thể hoặc nhốt thành nhóm chung với nhóm heo được phối giống sau đó. Dĩ nhiên là các heo này phải được đưa ra khỏi nhóm trước ngày dẻ của chúng.
Phân loại để điều trị, tiêm vắc-xin và sinh đẻ
Các hệ thống cho ăn khác nhau có 3 đặc điểm rõ rệt liên quan đến phân loại và điều trị. Đối với hệ thống cho ăn trên nền và máng ăn cá thể vách ngăn ngắn, heo nái không bao giờ bị nhốt riêng; người chăn nuôi phải đi vào ô chuồng để xác định và tiến hành điều trị cho heo nái. Nếu cần phải điểu trị hoặc phân loại cá thể nào đó thì phải xác định được nó, đánh dấu và thực hiện điều trị.
Đối với việc tiêm vẳc-xin cho toàn nhóm, khi tiêm cho nái phải đánh dấu và ghi nhận lại. Với nái đẻ, đánh đấu và phân loại từng cá thể và chuyển sang chuồng đẻ hoặc chuyển cả nhóm sang chuồng đẻ.
Nhân công cẩn khoảng hai người nhưng nếu là nhóm nhỏ thì chỉ cần một người. Tốt nhất là nên điều trị và phân loại nái vào thời điểm sau khi cho ăn, do đây là lúc nái ôn hòa hơn.
Ở hệ thống chuồng nuôi nhóm có máng ăn cá thể vách ngăn dài, người chăn nuôi có thể xác định và điểu trị cho nái trong khu vực cho ăn. Có thể nhốt nái bằng thủ công trong suốt thời gian cho ăn và cho đến khi việc điều trị được hoàn thành. Nếu nái cần được điều trị bị tiêu chảy, người chăn nuôi có thể giữ các heo khác trong chuồng và chỉ chuyển nái bệnh đi. Tương tự như vậy, để chuyển heo nái sang chuồng đẻ, có thể thả cá thể đó ra và di chuyển, trong khi đó các cá thể còn lại vẫn được giữ ở trong chuồng.
Đối với hệ thống ESF, có thể xác định nái cần điểu trị khi chúng đang ăn và dùng sơn đánh dấu hoặc là đưa chúng đến các khu nhốt riêng. Nếu nái không đang ăn, có thể xác định chúng ở khu vực vận động. Việc này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng thẻ đọc điện tử.
Nếu heo nái được đưa vào nhóm trong thời gian ngắn sau khi phối giống, sau 4-6 tuần cần kiểm tra lại xem nái có mang thai hay không. Nhiều nhà quản lý thích kiểm tra xem tình trạng mang thai của heo nái trong ngăn chuồng; do đó, đối với tất cả hệ thống, ngoại trừ hệ thống chuồng nuôi nhóm có máng ăn cá thể vách ngăn dài, nái sẽ được chuyển đi để kiểm tra và sau đó được đưa lại chuồng. Tuy nhiên, có thể kiểm tra heo nái có mang thai hay không khi heo dang đứng hoặc đang nằm trong nhóm. Cần phải xác định, kiểm tra mang thai và đánh dấu cho mỗi nái, sau đó ghi nhận lại kết quả. Việc xác định một cá thể mang thai trong nhóm lớn có thể phải tốn nhiều thời gian.
Tuy nhiên, nếu phải kiểm tra tất cả các nái thì hiệu quả của quy trình trên có thể mang tính tương đối hiệu quả. Kiểm tra heo nái mang thai trong một nhóm là một kỹ năng thực hành đòi hòi người chăn nuôi cần phải cải thiện hàng ngày.
Lê Nguyễn Ngọc Hạnh
Nguồn: nguoichannuoi.vn