– Quan sát hoạt động của từng cá thể nếu có biểu hiện bất thường cần đem cách ly theo dõi và tìm hiểu nguyên nhân
– Quan sát trạng thái của cá thể: về màu sắc da, khả năng vận động, mức độ tinh nhanh của heo và so sánh với các cá thể khác trong đoàn
– Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý của heo như: đo nhiệt độ, nghe nhịp tim, nhịp hô hấp
– Quan sát trong chuồng: xem mức độ co cụm hay rải ra khắp chuồng, nhằm xác định nhiệt độ chuồng nuôi và khả năng che chắn của chuồng
– Quan sát ngoài môi trường: khả năng vận động, khả năng uống nước, ăn thức ăn, quan sát phân
– Định kỳ lấy phân xét nghiệm, kiểm tra ký sinh trùng, vi sinh vật
Kiểm tra khối lượng cá thể
– Việc chọn mẫu áp dụng với những trại heo quy mô lớn, số đầu heo quá nhiều không có điều kiện để kiểm tra khối lượng tất cả các cá thể
– Nguyên tắc chọn mẫu cần mang tính đại diện cho toàn đàn, đảm bảo tính ngẫu nhiên và đủ số lượng mẫu.
– Tránh chọn mẫu mang tính chủ quan, chọn những cá thể đặc biệt (quá to hoặc quá nhỏ) do vậy có thể chọn như sau:
Ví dụ đàn có 90 con cần cân 30 con ta chọn như sau: Đánh số ngẫu nhiên từ 1 – 90 sau đó cứ cách 2 số chọn 1 con: có thể chọn các con đánh số: 1; 4; 7; 10; 13…hoặc chọn các con đánh số 2; 5; 8; 11…
Các cá thể heo con được cân định kỳ (1 tuần hoặc 2 tuần một lần) nhằm theo dõi khả năng tăng trưởng của heo đồng thời kiểm tra sức khỏe cho heo con. Với heo con có thể dùng cân đĩa cân từng cá thể, cho heo vào lồng cân từng con, như vậy kết quả sẽ chính xác
Nguồn: nguoichannuoi.vn