08:18 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kinh nghiệm nuôi bồ câu kiểng

Thứ tư - 04/07/2018 23:35
Bồ câu kiểng đã có từ nhiều năm trước đây, tuy nhiên, hiện phong trào nuôi mới thực sự phát triển rầm rộ, thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Chuồng nuôi

Xây dựng chuồng trại hợp lý, có thể tận dụng các trại cũ, chuồng gà, chuồng lợn bỏ không, nhà cũ… Dùng lưới B40, lưới cước, lưới mắt cáo… vây kín xung quanh để không cho chim ra ngoài, nên vây thêm hoặc xây thêm một khoảng không gian bên ngoài để làm chỗ cho chim phơi tắm nắng. 

Chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát vào mùa hè, sạch sẽ, tránh gió lùa vào mùa đông. Chuồng nên được xây ở khu vực tránh ồn ào, tránh sự xâm nhập của chó, mèo, chuột, nhất là trong thời kỳ chim sinh sản. 

kinh nghiem nuôi bo cau kieng
Bồ câu kiểng có giá trị kinh tế cao Ảnh: ST

  

Có thể đóng chuồng nuôi bằng tre, gỗ hoặc xây bằng gạch chia làm 3 - 4 tầng và nhiều chuồng nhỏ để tiết kiệm diện tích, giữa các tầng phải có ngăn chắn phân hoặc phải đóng khít để tránh phân rơi xuống các tầng dưới. Nên chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: Chiều cao 50 cm, chiều sâu 40 cm, chiều rộng 40 cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ: 1 để đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, 1 ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào hoặc có thể để thông thoáng hết. 

Dùng rổ nhựa có đường kính khoảng 20 cm làm tổ, lấy rơm để vặn tổ, hoặc vỏ lốp xe đạp cũ bỏ sau đó cắt đôi ra, rồi bẻ ngược lại dùng dây hoặc đinh buộc lại sẽ thành một vòng tròn. Các tổ phải để và buộc cố định tránh chim nhảy lên làm lật tổ. 

Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại, đảm bảo vệ sinh. 

Trong chuồng nuôi dạng quần thể nên xây 1 bể cát nhỏ để đựng cát vàng cho chim ăn cát sỏi, xây 1 bể tắm nhỏ cho chim tắm. Có thể dùng thau, chậu để đựng nếu diện tích có hạn. 

Mật độ hợp lý khoảng 1 m2 nuôi 2 - 3 cặp chim.           

  

Chọn giống

Bồ câu kiểng có rất nhiều loại như: Sư tử, bồ câu thổi kèn, bồ câu xòe Nhật, bồ câu gà banh... Do đó, cần dựa vào điều kiện cũng như sở thích của người nuôi để lựa chọn loại phù hợp. Con giống phải đảm bảo các yếu tố như khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi, bộ lông và màu sắc, hình thái phải đẹp. 

  

Cho ăn, chăm sóc

Chim bồ câu ăn các loại hạt thực vật như đỗ, ngô, thóc, gạo… và một lượng cần thiết thức ăn đã gia công chứa nhiều chất khoáng và vitamin. Trong đó, đỗ bao gồm đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương... Riêng đỗ tương hàm lượng chất béo nhiều nên cho ăn ít hơn và phải được rang trước khi cho chim ăn. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không bị mốc, mọt. 

Bên cạnh đó, chim cũng cần một lượng nhất định các hạt sỏi, giúp cho quá trình tiêu hóa của dạ dày. Kích cỡ của các hạt dài 0,5 - 0,8 mm, đường kính 0,3 - 0,4 mm. Vì vậy nên đưa sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn. 

Ðối với bồ câu kiểng, cần phải chú trọng đến màu sắc của nó và khả năng ấp trứng của nó. Thường tỷ lệ nở con không cao như bồ câu Pháp nên thông thường có thể sử dụng bồ câu Pháp ấp hộ và nuôi dưỡng đến khi ra ràng. 

Ðể chim bồ câu kiểng sinh nở đúng thời kỳ, khi nuôi được 5 tháng tuổi bắt đầu chuyển sang giai đoạn ghép đôi chúng. Lúc này nên chuyển mỗi đôi sang 1 ổ riêng đã được chuẩn bị đầy đủ như máng thức ăn, ổ đẻ. 

  

Ghép đôi

Giai đoạn này, chim sẽ làm quen với chuồng mới. Vì vậy, chuồng và ổ đẻ cần phải lót thật khéo, dùng rơm bện thật khít với đường kính của ổ để chim không làm rơi vãi rơm lung tung. Việc chăm sóc chim ở thời điểm này đòi hỏi phải thật cẩn thận và kỹ càng từ ăn, uống cho tới không gian nghỉ ngơi của chim cũng cần được yên tĩnh, hạn chế âm thanh, ánh sáng để chim tập trung hơn vào việc ấp trứng. 

Theo dõi ngày chim đẻ bằng sổ sách ghi chép cụ thể hoặc nếu máng ăn được làm bằng tôn thì dùng bút dạ ghi trực tiếp lên máng. Nhờ vậy, chúng ta có thể ghép ấp những quả trứng có cùng ngày đẻ hoặc chênh lệch nhau 2 - 3 ngày (số lượng  trứng ghép ấp tối đa: 3 quả/ổ). 

Chim ấp trứng được 18 - 20 ngày sẽ nở, trường hợp đối với những vỏ trứng mà lâu lâu chim chưa đạp được vỏ trứng để chui ra thì cần hỗ trợ nó bằng cách bóc vỏ trứng ra để chim non không bị chết ngạt. Khi chim nuôi con được khoảng 28 ngày cần thay ổ lót thường xuyên cho chim 2 - 3 ngày 1 lần để tránh phân tích tụ trong ổ tạo điều kiện cho ký sinh trùng gây bệnh phát triển. Chim non được 10 ngày tiến hành cho ổ đẻ thứ hai. 

  

Phòng bệnh

Ðối với chim bồ câu kiểng quan trọng nhất là việc phòng dịch. Vì vậy, chim cần được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ. 

Thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh cho chim với 3 lần/năm. 

Vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ. Ðịnh kỳ 2 - 3 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng. 

Hàng ngày nên vệ sinh máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn hay đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng. Thường xuyên vệ sinh, sát trùng lồng dùng vận chuyển chim bởi đây cũng có thể là nguồn lây bệnh cho chim. 

Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phóng tránh chuột, mèo, chó… tấn công chim. 

Trong quá trình nuôi, bồ câu thường gặp một số bệnh như: Kẹt trứng, trứng vỏ mềm, cầu trùng, đậu mùa, herpes virus đường hô hấp… Vì vậy, người nuôi cần phải theo dõi chặt chẽ, nếu phát hiện chim mắc bệnh thì nên đến các cơ sở hỗ trợ chăn nuôi để được tư vấn loại thuốc phù hợp. 

Hiện, bồ câu kiểng được thị trường ưa chuộng và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là hai loại bồ câu kèn và sử tử. Giá bán giao động khoảng 400.000 - 800.000 đồng/cặp. Loại quý hiếm có thể lên đến 2 triệu đồng/cặp.

  

 

Diệu Châu/nguoichanuoi.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 321

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 320


Hôm nayHôm nay : 42462

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 704988

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70932303