12:33 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kinh nghiệm thâm canh hoa đồng tiền vụ xuân

Thứ hai - 27/02/2017 03:01
Hoa đồng tiền hiện được nhiều nhà vườn chú ý phát triển vì được khai thác lâu năm lại có thể đưa lên chậu bán Tết. Để thâm canh hoa đồng tiền có hiệu quả người trồng cần lưu ý một số biện pháp kĩ thuật sau:
Kinh nghiệm thâm canh hoa đồng tiền vụ xuân

Kinh nghiệm thâm canh hoa đồng tiền vụ xuân

Thời vụ: Vụ xuân nên trồng hoa đồng tiền từ tháng 2 đến tháng 4 DL, thích hợp nhất là tháng 3.  

Giống: Hiện có nhiều dòng hoa được chọn tạo với nhiều màu sắc rực rỡ như đỏ nhị nâu, vàng cam, trắng nhị nâu, đỏ nhị vàng, tím nhị vàng... Nên chọn giống hoa được nuôi cấy mô nhằm đảm bảo cho cây khỏe, sạch bệnh, năng suất, chất lượng cao. Cây con nuôi cấy mô được nuôi trong bầu có 3 lá thật là có thể trồng. Ngoài ra, người trồng cũng có thể tách cây con từ cây mẹ (được trồng từ cây nuôi cấy mô đã được 6-8 tháng). Khi tách đào cả bụi, rũ sạch đất, dùng dao sắc nhẹ nhàng tách từng thân trên khóm sao cho mỗi thân phải có 3 rễ trở lên mới đủ điều kiện đem trồng. Trong trường hợp, này cần nhúng cây con vừa tách vào dung dịch thuốc trừ nấm để hạn chế thối gốc.  

Đặc tính: Hoa đồng tiền ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp nhất cho hoa là từ 15 - 250C, nhiệt độ dưới 120C và trên 350C cây kém phát triển, hoa giảm màu sắc và không to. Đồng tiền cũng là cây hoa không chịu được hạn và úng, ẩm độ tối thích là 60-70%. Bộ rễ loài hoa này ăn nông nên khi trồng cần trồng nổi, không trồng quá sâu hoa sẽ bị thối rễ và chết dần. Thêm vào đó đất trồng đồng tiền cũng cần tơi xốp, thoáng khí (giàu mùn) và dễ thoát nước. Cho nên, ruộng trồng hoa cần bón phân chuồng mục có bổ sung thêm trấu hun hay phân xanh là tốt nhất.

Làm đất, bón phân: Với những đặc điểm trên, khi làm đất trồng đồng tiền ở vụ xuân, người trồng cần lên luống cao 30 - 35cm, rộng 1,5 - 1,6m. Mỗi sào Bắc bộ cần bón 0,8 - 1 tấn phân chuồng có độn thêm trấu mục hay phân xanh + 10 -12kg NPK 16-16-8 hay 13-13-13+TE. Phân lót được đảo đều vào mỗi hốc định trồng cây trước 7-10 ngày sau đó lấp đất cao 3 - 5cm.

Nhà lưới hoặc khung che: Vụ xuân có nhiều sương và mưa ẩm đầu vụ, giữa vụ thường hay có mưa lớn xen kẽ nắng nóng. Vì vậy, trồng hoa đồng tiền cần phải thiết kế nhà hoặc khung ni lông đen che để hạn chế nấm bệnh (phấn trắng, mốc tro) và ánh sáng trực xạ cho cây phát triển thuận lợi.

Tùy theo từng giống mà người trồng có thể bố trí mật độ cho thích hợp (cần tham khảo nhà sản xuất giống). Mật độ thông thường với các giống hoa đồng tiền kép là 30-35cm, mật độ đảm bảo 1.800- 2.000 cây/sào.

 

Nông dân Hải Dương thu hoạch hoa đồng tiền

 

Bón thúc: Đồng tiền là cây hoa cho thu hoạch nhiều lần vì vậy, ngoài lượng phân lót như trên nhà vườn cần tưới định kì 7-10 ngày/lần dinh dưỡng thúc cho cây bằng phân bón chuyên dùng như NPK 15-5-20+TE hoặc 13-13-13+TE,... hay phân đơn urê + lân supe + kali clorua theo tỷ lệ 1:1:1 có bổ sung siêu vi lượng qua lá hoặc phân hữu cơ khoáng cho cây. Ngoài ra, các thời điểm cây bật mầm hoa cần sử dụng các chế phẩm chuyên dụng như Growmore, Thiên Nông, Mutil-K, Nitratcanxi,... để hoa nở to, cứng cáp, sắc đẹp và lâu tàn.

* Lưu ý: Vì đồng tiền là cây lâu năm, cho thu hoạch nhiều lứa, người trồng không nên lạm dụng các chất kích thích có chứa GA3, NAA... nhất là thời điểm cây đang ra hoa. Chỉ sử dụng các chất này khi thật cần thiết nếu thời tiết bất lợi cho hoa phát triển. Khi dùng cần đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất cũng như tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn.   

Thường xuyên bổ sung độ ẩm thích hợp cho cây bằng tưới ngấm hoặc tưới nhỏ giọt, cắt bỏ lá già, lá bị bệnh để cây thông thoáng, ít nhiễm sâu bệnh và sinh trưởng phát triển thuận lợi.

Bảo vệ thực vật: Trong điều kiện vụ xuân đồng tiền thường bị các loài sâu chích hút như bọ trĩ, bọ phấn, rệp muội gây hại. Cần tỉa bỏ lá già để cây thông thoáng và sử dụng luân phiên các loại thuốc đặc trị hoặc thuốc thảo mộc, sinh học để diệt trừ cho hiệu quả. 

Nấm bệnh phổ biến hại đồng tiền là phấn trắng, mốc tro, sương mai gây hại thời điểm phát triển thân lá. Vì vậy khi thời tiết nồm ẩm kéo dài người trồng cần phun thuốc phòng bệnh định kì 1 tuần/lần cho hoa bằng các loại thuốc như: BenlateC, Kocide, Chionil...., trị bệnh bằng một trong các loại như: Phytocide, Sumi-eight, Rhidomil, Aliette, Score,... Ngoài ra, sau mỗi lần thu hoa rộ cần phun thuốc phòng bệnh bằng các loại thuốc gốc đồng cho cây.

Thu hoạch: Hoa đồng tiền sau trồng khoảng 2 tháng là cho thu hoạch. Người trồng nên thu vào chiều mát, vặn cuống hoa nhẹ nhàng, bó thành từng bó đem đi tiêu thụ hoặc bảo quản. Thu hoa xong không nên bón phân ngay hoặc té nước vào gốc hoa vì làm vậy cây hoa rất dễ nhiễm nấm bệnh và thối hỏng thân, chồi.

Trần Thị Liên

Trạm Khuyến nông Nam Sách, Hải Dương
http://www.khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 192


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 373896

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73420867