Chia sẻ lý do áp dụng phương pháp thủy canh trong trồng rau sạch, anh Nguyễn Thành Khôi (32 tuổi- TP.HCM) cho biết: “Cuối năm 2013, mình bắt đầu trồng rau quả để gia đình có thực phẩm sạch ăn hàng ngày, nhất là con nhỏ. Thời điểm đó, công việc ở công ty rất nhiều. Vì vậy, mình đã dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu các phương pháp trồng rau quả để tiết kiệm thời gian. Cuối cùng, mình lựa chọn phương pháp thủy canh vừa tiện chăm sóc, không phải tưới tiêu hoặc bón phân định kỳ”.
Cuối năm 2013, anh Nguyễn Thành Khôi bắt đầu trồng rau quả bằng phương pháp thủy canh.
Trong 3 năm đầu, anh Khôi vừa trồng rau vừa rút kinh nghiệm và hoàn thiện các mô hình thủy canh. Sau đó, mọi công đoạn gieo trồng và chăm sóc dần trở lên dễ dàng hơn rất nhiều.
Anh Khôi cho hay, trồng rau, quả bằng phương pháp thủy canh có nhiều ưu điểm như không phải tưới nước hàng ngày, sạch sẽ do không sử dụng đất. Đặc biệt, rau phát triển nhanh hơn trồng thổ canh khoảng 7-10 ngày. Tuy vậy, người trồng phải đầu tư chi phí làm giàn trồng và bổ sung dinh dưỡng mỗi tháng.
“Hiện tại, dinh dưỡng thủy canh ở Việt Nam khá tràn lan, chất lượng kém, xuất xứ và độ an toàn chưa minh bạch. Do vậy, mình phải lựa chọn kỹ loại dinh dưỡng tốt cho cây trồng. Hơn nữa, một số loại dung dịch thủy canh mất thời gian châm 3 ngày/ lần nên rất bất tiện”, anh Khôi nói.
Trồng rau, quả bằng phương pháp thủy canh tháp đứng có thể tiết kiệm thời gian, công chăm sóc,...
Áp dụng hệ thống thủy canh, người “nông dân” muốn trồng nhiều loại rau cỏ phải sử dụng nhiều tháp đứng khác nhau. Ngoài ra, phương pháp này vẫn bị sâu và côn trùng gây hại, nhất là phải có nhiều nắng để rau, quả sinh trưởng tốt.
Mô hình thủy canh do anh Khôi thiết kế có thể trồng được các loại rau ăn lá, khổ qua, dưa leo. Thông thường, anh đặt từng tháp đứng dưới khu vực sân nhà hoặc chỗ nhiều nắng. Bên cạnh đó, anh có trồng rau quả bằng phương pháp thổ canh để trồng rau ở những khu vực ít nắng trong nhà và các loại dây leo có bộ rễ lớn như bầu, bí, mướp.
Bên cạnh đó, anh Thành có trồng rau quả bằng phương pháp thổ canh để trồng rau ở những khu vực ít nắng trong nhà.
“Khi sử dụng hệ thống thủy canh, mình dần nhận thấy những nhược điểm của nó. Do vậy, mình quyết định áp dụng thêm phương pháp trồng thổ canh (trồng trực tiếp dưới đất). Phương pháp này dù nắng ít hay nhiều, mình vẫn trồng được, chỉ cần chọn đúng loại rau; không lo lắng về độ an toàn của hóa chất…” anh Khôi tâm sự.
Nhờ áp dụng phương pháp trồng trọt thủy canh và thổ canh, gia đình anh Khôi không bao giờ phải mua rau ngoài chợ hay siêu thị. Bữa ăn nào cũng vậy, rau, quả là món ăn anh cảm thấy an tâm nhất khi cho các con ăn.
Anh Thành tận dụng sân vườn làm chỗ trồng rau và tường gạch để khổ qua, mướp leo giàn
Ít ai tin rằng, trái dưa chuột được trồng bằng phương pháp thủy canh, không sử dụng phân hóa học
Giàn khổ qua (mướp đắng) lúc lỉu quả trước cổng
Cà chua bi chín mọng, sắp đến ngày thu hoạch
Rau cải được trồng trong khay nhỏ, lá xanh mơn mởn
Chỉ một tháp đứng, anh Khôi có thể kết hợp trồng nhiều loại rau cải khác nhau
Tháp đứng thủy canh vừa tiết kiệm diện tích, vừa không tốn nhiều công chăm sóc như trồng rau thông thường
Tham khảo:Lý do khiến Thu Phương mạnh tay đầu tư giàn rau khủng theo phương pháp thủy canh
Theo Vân Anh/ Khám Phá
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn