23:47 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ Thuật Trồng Hành Lá Theo Hướng GAP

Thứ hai - 10/02/2014 19:18
Nhu cầu tiêu thụ hành lá (ăn tươi và làm nguyên liệu chế biến gia vị cho các ngành chế biến thực phẩm) hàng năm rất lớn, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân. Hành lá dễ trồng, vốn đầu tư thấp, thời gian cho thu hoạch nhanh nên hiệu quả kinh tế khá cao.
 
hành.jpg
Nhu cầu tiêu thụ hành lá (ăn tươi và làm nguyên liệu chế biến gia vị cho các ngành chế biến thực phẩm) hàng năm rất lớn, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân. Hành lá dễ trồng, vốn đầu tư thấp, thời gian cho thu hoạch nhanh nên hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, là loại gia vị ăn lá nên đòi hỏi chất lượng, đặc biệt là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao, sản phẩm không có tồn dư thuốc trừ sâu, đạm nitrat. NNVN giới thiệu qui trình SX hành lá an toàn theo hướng GAP (sản phẩm nông nghiệp tốt) của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.

Giống: Hiện có các giống thuần nội địa và một số giống hành lai F1 nhập nội. Các giống hành thuần của nước ta phổ biến như giống hành gốc tím (còn gọi là hành Sậy hay hành Trâu), hành gốc trắng (hành Hương) và hành Đá. Hành Hương lá nhỏ, bụi nhỏ, ăn thơm, được nhiều người ưa chuộng. Hành Trâu lá to, bụi lớn. Hành Đá lá, bụi thuộc dạng trung gian giữa 2 giống trên, thích hợp với việc trồng dày, thị trường ưa chuộng. Ngoài các giống hành thuần nội địa, giống hành lai F1 của Hàn Quốc được nhập vào trồng ở nước ta trong những năm gần đây cho bẹ trắng, lá to, ăn không thơm nhưng cho năng suất cao hơn nhiều so với các giống hành thuần nước ta.

Thời vụ: có thể trồng quanh năm, tuy niên năng suất mùa nắng cao hơn mùa mưa. Thời gian sinh trưởng từ 45-50 ngày. Với mùa nắng chú ý sâu xanh da láng, mùa mưa dễ bị bệnh khô đầu lá.

Chọn và làm đất: Hành lá ưa đất nhiều mùn, thoát nước, ít chua (pH thích hợp 6-6,5), nếu thấp hơn 5,0 cần bón thêm vôi và tro bếp. Đất được cày, phơi ải, bừa kỹ cho tơi, nhỏ, sạch cỏ dại, lên luống cao 35-40cm hình mui luyện cho dễ thoát nước, chân luống rộng 1m, rãnh luống rộng 30cm (tùy theo mùa vụ: mùa mưa luống cao, mùa nắng luống thấp). Xử lý đất trước khi trồng 3 ngày bằng cách rải đều 1kg Mocap/1.000m2 mặt luống rồi dùng cuốc đảo đều và dùng rơm ủ kín mặt luống.

Trồng cây: Chọn những cây đồng đều, khỏe mạnh, cứng cáp (không quá già, không quá non), còn phấn trắng để trồng. Tùy theo giống và chất lượng giống, lượng giống cần dùng khoảng 180-240kg/1.000m2. Trồng với khoảng cách hàng cách hàng 20cm, cây cách cây 20cm, mỗi hốc trồng 1 cây. Khoảng cách trồng tùy thuộc vào mùa vụ, mùa nắng trồng dày hơn mùa mưa.

Phân bón: Tổng lượng phân dùng cho 1.000m2 bao gồm: 1-2 tấn phân chuồng hoai + 30kg tro bếp + 12,5kg urê + 28kg lân supe + 8kg kali. Bón lót toàn bộ phân chuồng, tro bếp phân lân và 5kg phân kali. Lượng phân còn lại dùng bón thúc bằng cách hòa nước tưới bằng thùng ô roa. Tưới đều cho hành 7 ngày/lần (khoảng 4-5 lần/vụ), lần đầu tiên khi cây hành hồi xanh (khoảng 7 ngày sau trồng). Ngừng tưới phân trước khi thu hoạch 10 ngày.

Chăm sóc: Thường xuyên làm sạch cỏ bằng tay, tỉa bỏ lá già, lá bị sâu bệnh và tưới nước đầy đủ 1-2 lần/ngày để cây sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao. Có thể tranh thủ tranh thủ trồng xen canh thêm các loại rau khác để tăng thêm thu nhập như các loại cải xanh, cải ngọt, su hào, ngò rí 2 bên mép luống.

Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên theo dõi đồng ruộng, bắt sâu trưởng thành, bắt sâu non, ngắt bỏ ổ trứng, kết hợp làm cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu (chủ yếu là các loại thuốc có nguồn gốc vi sinh và thảo mộc) vào lúc trời mát để phòng trừ các đối tượng hại chính: sâu xanh da láng (thường xuất hiện sớm và gây hại cuối vụ), dòi đục lá (xuất hiện giai đoạn cuối), sâu ăn tạp, bọ trĩ, bệnh cháy lá, khô đầu lá, thán thư, rã bẹ lá (chủ yếu vào mùa mưa).


Nguồn: Báo Nông Nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 787


Hôm nayHôm nay : 61745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1482740

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74529711