22:51 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng dê

Thứ sáu - 11/03/2016 03:17
1. Sự lên giống:
- Lên giống là một biểu hiện sinh lý khi dê đạt đến một tuổi nhất định nào đó. Ðây là điều kiện để dê cái bắt đầu sinh sản.
- Dê thường có biểu hiện lên giống ở 6 - 8 tháng tuổi tùy theo giống.
- Các biểu hiện của sự lên giống: phần ngoài của bộ phận sinh dục sưng, chảy nước, đỏ và nóng lên. Ðuôi luôn luôn ve vẩy. Luôn luôn đứng yên khi dê cưỡi lên lưng hoặc con dê khác. Luôn kêu la và giảm lượng ăn. Chu kỳ lên giống của dê bình quân khoảng 21 ngày.
 
2. Phối giống:
- Thời gian phối giống tốt nhất cho dê là 12 - 18 giờ sau khi xuất hiện những biểu hiện đầu tiên của sự lên giống.
- Ðể tránh sự phối giống không thành công dê đực và dê cái nên nhốt chung trong 1 chuồng nhỏ. Trong hệ thống nuôi chăn thả dê có thể phối giống trong lúc ăn cỏ mà không cần chuồng.
- Phối giống không thành công (no pregnance) nếu dê cái xuất hiện chu kỳ động dục mới khoảng 17 đến 21 ngày sau khi phối giống.
- Không nên phối giống giữa các dê có mối quan hệ gần nhau.
- Nên thay đổi dê đực khoảng 1 năm sử dụng.
- Nên nuôi thịt những dê cái sau hai lần phối giống không đậu.
- Dê cái có thể lên giống lại sau 35- 45 ngày sau khi đẻ chúng ta có thể phối giống cho dê nếu thấy rằng thể trạng của dê tốt. Nếu dê cái sau khi đẻ có thể trạng không tốt như đẻ sinh đôi, sinh ba thì chúng ta có thể đợi thời gian lâu hơn tốt nhất là khi cai sữa dê con thì cho phối giống lại cho dê mẹ. Ðối với đẻ 1 con thì việc phối giống thường đạt kết quả trước cai sữa dê con.
 
3. Sự mang thai:
- Không có dấu hiệu lên giống sau 17 đến 21 ngày phối giống.
- Bụng có chiều hướng to lên.
- Vú của dê lớn nhất là vào cuối giai đoạn mang thai.
- Chuẩn bị chuồng cho dê chữa bằng ngăn chuồng để dê không bị quậy phá bởi các dê khác, thức ăn không bị các dê khác ăn, dê được yên tỉnh hơn để chuẩn bị đẻ. Việc duy trì sức khỏe tốt cho dê trong giai đoạn chữa là một việc làm cần thiết:
- Luôn luôn giữ cho chuồng khô ráo và sạch sẽ cũng như các vùng dưới sàn chuồng.
- Phải giữ cho chuồng luôn chắc chắn để dê không bị các gia súc khác tấn công cũng như bị trượt ngã do chuồng không được chắc chắn. Các dê cái có thể tăng lên 5 kg hoặc hơn trong suốt giai đoạn chữa vì thế cần cung cấp đầy đủ thức ăn có chất lượng tốt. Ðặc biệt là giai đoạn 2 tháng của thời kỳ chữa và hai tháng sau khi đẻ thức ăn trong giai đoạn này cần:
- Cỏ tươi phải cung cấp đầy đủ bao gồm cả cây họ đậu.
- Thức ăn hỗn hợp.
- Nước luôn đầy đủ và sạch sẽ.
 
4. Chuẩn bị cho dê đẻ:
Các biểu hiện trước khi dê đẻ:
- Sụp cơ hông.
- Bầu vú lớn và cứng.
- Luôn luôn cử động như cào dưới sàn chuồng và luôn kêu la.
- Giảm ăn.
- Chuẩn bị chuồng cho dê đẻ:
+ Chuồng phải luôn sạch sẽ.
+ Các dụng cụ thú y.
+ Nên có một lồng úm dê con và lồng úm này có khoảng cách giữa hai thanh là 1,3cm để cho dê con không bị lọt chân.
 
5. Các vị trí thai của dê con:
- Bình thường
- Không bình thường
 
6. Các quá trình đẻ của dê:
- Ðầu tiên xuất hiện một bọc nước, bể.
- Dê con sẽ ra ngoài khoảng 1 đến 1,5 giờ sau khi bọc nước bể nếu vị trí thai bình thường, nếu thời giai trên dê con chưa ra thì cần can thiệp.
- Nhau sẽ ra khoảng 4 đến 12 giờ sau khi dê con được sinh ra.
- Sau khi dê con sinh ra cần sát trùng rốn bằng cồn iodine.
- Hãy để cho dê mẹ liếm dê con khô, nếu dê mẹ không liếm có thể dùng vải khô để làm khô dê con.
- Nếu cần thiết nên lau sạch mũi và miệng cho dê con dễ thở hơn.
 
7. Các trường hợp sinh khó ở dê do:
- Thai dê không ở vị trí bình thường
- Xương chậu của dê mẹ quá nhỏ
- Thai dê quá lớn
- Dê con bị chết trong thời gian chữa
- Dê con quá yếu do dinh dưỡng trong quá trình nuôi kém. Các trường hợp đẻ khó của dê con có thể biết trước được khi 45 phút bọc nước ối vỡ mà dê con sinh ra. Vì vậy, điều cần thiết đối với các dê hậu bị đẻ lúc đầu là cung cấp đầy đủ thức ăn nước uống cũng như cho chúng vận động. Các thao tác can thiệp khi có trường hợp đẻ khó ở dê: Cho dê mẹ nằm xuống và phải thật thận trọng cũng như nhờ 1 người giữ chặt cổ của dê. Rửa sạch tay và phần sau của dê. Ðưa tay vào từ từ đến gần vị trí của thai dê. Lúc này chúng ta cảm thấy có thể nhận biết được các bộ phận của dê như đầu và chân. Khi đó nếu chúng ta cảm thấy đầu và chân sai vị trí thì sửa lại cho ở vị trí bình thường và từ từ kéo dê con ra ngoài.
 
8. Chăm sóc dê con sơ sinh:
Dê con có thể bú và đứng dậy 1 giờ sau khi sinh nếu dê con quá yếu thì chúng ta có thể giúp đở cho dê đứng dậy và đến gần vú mẹ, nếu dê con không bú được chúng ta cho sữa vào ống tiêm để cho dê uống. Dê con có thể chết trong vòng 4 giờ nếu không được bú sữa, vì một lý do gì đó dê mẹ chết thì chúng ta có thể cho dê con bú sữa của những con dê khác đẻ cùng ngày hoặc có thể cho dê uống sữa thay thế cho dê con sử dụng. Chuẩn bị sữa thay thế: Thành phần sữa thay thế như sau:
+ 0.25 đến 0,5 lít sữa bò hoặc có thể thay bằng sữa bột.
+1 muỗng cà phê dầu cá.
+ 1 trứng gà.
+ 1/2 muỗng cà phê đường. Trộn tất cả thực liệu trên rồi lắc mạnh có thể sử dụng bình uống sữa nếu trong trường hợp khó khăn khi dê con quá yếu chúng ta có thể dùng ống tiêm để bơm trực tiếp cho dê và cho dê uống 3 đến 4 lần trong ngày, sau 2 ngày dê con không tiêu chảy có thể cho dê thêm 1 muỗng cà phê dầu khoáng. Với cách này dê con có thể uống sữa bằng bình bú một cách dễ dàng. Nếu dê con không có mẹ cũng có thể nuôi bằng cách khác như ghép với 1 dê mẹ khác. Ðiều này khi thực hiện có thể gặp một số trở ngại. Bởi vì dê mẹ khác không dễ dàng chấp nhận một dê con mới khác. Sau đây có một vài phương pháp để thực hiện điều trên. Dê mẹ có thể nhận biết dê con khi ngửi và cách tốt nhất để thực hiện điều này là đưa dê con bị mẹ chết vào cho mẹ mới lúc dê này đang sinh. Chúng ta có thể cố định đầu của dê mẹ mới và cho dê con bú cách này thì trong vòng 4 ngày dê mẹ có thể chấp nhận dê con.
 
9. Chăm sóc dê con trước cai sữa:
Ðối với giống dê Bách thảo của Việt Nam:
- 10 ngày đầu cho dê con ở với mẹ và bú tự do.
- 11 đến 21 ngày chỉ cho dê con bú sữa mẹ ngày 3 lần thường thì vắt sữa xong mới cho bú ngoài ra chúng ta cần cho chúng bú bình thêm 2 lần /ngày với lượng từ 0,4 đến 0,5 lít /ngày.
- 4 đến 5 tuần tuổi chỉ cho bú trực tiếp sữa mẹ 2 lần sau khi vắt sữa và cho bú bình thêm khoảng 0,3 lít / ngày.
- 5 đến 8 tuần tuổi chỉ cho bú trực tiếp với mẹ một lần sau khi vắt sữa và cho bú bình tương đương 0.2 lít /ngày và chuẩn bị cai sữa hoặc trong giai đoạn này có thể sử dụng thức ăn thay thế cho dê con sử dụng (0,2 đến 0,4 kg/con/ngày). Khẩu phần như sau:
+ Bột bắp: 35%
+ Cám gạo: 35%
+ Bánh dầu dừa: 20%
+ Ðậu nành: 10% Ðối với các giống dê ngoại:
- Tuần 1: cho dê con ở chung với dê mẹ và bú tự do.
- Tuần 2: có thể cho dê con bú bình (giới thiệu các kiểu bú bình). Cho 1/2 lít sữa 3 lần trong ngày, lúc này đặt thức ăn và nước uống cũng như cỏ khô để dê con có thể tập ăn
- Tuần 3 đến tuần thứ 6: 2 lít sữa chia làm 3 lần trong ngày và đặt thức ăn và nước uống cũng như cỏ khô để dê con ăn.
- Tuần thứ 7 và 8: Giảm số lượng sữa 2 lần trong ngày.
- Tuần thứ 9 đến tuần thứ 12: Giảm lượng sữa 1 lần trong ngày và cai sữa: Nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt dê con giống ngoại cai sữa 3 tháng đạt 15 kg. (nói thêm về tiêu chảy dê con).
 
10. Chăm sóc dê vắt sữa:
- Giai đoạn này dê có khả năng thu nhận thức ăn rất cao vì thế chúng ta cần cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng thức ăn cho dê. Mức ăn đối với dê đang cho sữa từ 3 đến 7 kg thức ăn xanh tùy vào trọng lượng cơ thể của chúng.
- Ðối với thức ăn hỗn hợp thì có hàm lượng đạm thô từ 15 đến 17% trong thời gian cho sữa.
- Giai doạn này dễ bị viêm vú cần tránh những sây sát.
- Cần cung cấp đầy đủ nước sạch cho dê.
- Ðối với các giống dê cao sản thì phải cạn sữa 2 tháng trước khi đẻ (giải thích thêm chu kỳ cho sữa).
- Thực hiện cạn sữa có thể bơm kháng sinh vào bầu vú (thêm trang 172).
- Số lần vắt sữa sau khi dê đẻ: tùy thuộc vào sản lượng sữa của từng con cũng như số con đẻ ra:
+ 10 ngày đầu sau khi đẻ: Nếu dê đẻ từ 2 đến 3 con trở lên thì không vắt sữa mà toàn bộ sữa sẽ dành cho dê con bú. Ðến khi cai sữa dê con mới vắt. Nếu dê mẹ chỉ đẻ 1 con thì ngày thứ 4 trở đi có thể vắt 1 đến 2 lần /ngày tùy vào sản lượng sữa của dê mẹ.
+ Từ ngày 11 đến ngày 60 vắt sữa 2 lần /ngày. Ðây là giai đoạn ít sữa nên chỉ vắt 1 lần /ngày.
* Bệnh viêm vú:
. Nguyên nhân: Có thể gây ra do nhiễm trùng tuyến vú:
. Triệu chứng: Vú của dê sẽ nóng đỏ, và khi chúng ta sờ vào dê cảm thấy đau. Sữa dê có thể có màu vàng, xanh hoặc màu đỏ, sữa có vẻ loãng hơn.
. Ðiều trị: Có thể sử dụng kháng sinh tiêm bắp hoặc tiêm trực tiếp vào bầu vú của dê. Trong những trường hợp khẩn cấp có thể vừa tiêm bắp và tiêm vào bầu vú. Dùng thuốc kháng sinh và theo các chỉ dẫn trên toa của thuốc. Trước khi bơm thuốc chắc rằng kim tiêm phải xuyên qua lỗ núm vú dê và đã vắt sữa, khi bơm thuốc phải cẩn thận. Lúc này cần phải vắt sữa ít nhất là 3 lần /ngày. Giảm đau cho dê bằng cách chườm nước nóng khoảng 2 đến 3 lần /ngày. Quy trình điều trị khoảng 3 đến 4 ngày. Ðề phòng bệnh viêm vú: luôn luôn giữ sàn chuồng sạch sẽ ngay cả phía dưới sàn chuồng vì đây có thể là nguồn gây bệnh. Ðối với dê đang vắt sữa cần vệ sinh bầu vú cẩn thận trước khi vắt sữa. Rửa tay bằng xà phòng trước khi vắt. Rửa sạch các vùng chung quanh bầu vú của dê. Sau khi vắt sữa có thể nhúng núm vú dê vào các thuốc chống nhiễm trùng. Khi đi mua dê để tránh lầm là dê có bị viêm vú ở chu kỳ trước hay không chúng ta kiểm tra bầu vú thấy cứng thì không nên mua.
 
11. Chăm sóc dê cái hậu bị:
Dê giống hậu bị được tuyển chọn sau khi cai sữa đến phối giống theo một số chỉ tiêu nhất định cha mẹ cho năng suất cao. Trong quá trình trên dê không bị bệnh. Có sự tăng trọng cao so với các dê cùng tuổi. Ngoại hình và màu sắc tương ứng với giống mà ta muốn chọn. Trong giai đoạn này cần phải cung cấp thức ăn đầy đủ cho dê. Giai đoạn này dê cần cung cấp 50 đến 80% thức ăn thô xanh còn lại là thức ăn tinh, phụ phẩm nông nghiệp. Cần bổ sung khoáng canxi và phospho. Tránh cho dê quá mập. Lượng ăn từ 3 đến 7 kg cỏ xanh và 200gam đến 400gam thức ăn hỗn hơp/con/ngày. Cung cấp đầy đủ nước sạch. Cho vận động nếu dê nuôi nhốt hoàn toàn.
 
12. Chăm sóc nuôi dưỡng dê đực giống:
Thành công của một trại chăn nuôi dê phụ thuộc rất lớn vào dê đực giống. Những chủ nuôi dê có quy mô nhỏ từ 5 - 6 con cái không cần nuôi dê đực mà có thể thuê mướn dê ở các chủ nuôi trong vùng. Nuôi dê đực với mục đích gây giống cần phải chăm sóc đầy đủ ngay từ đầu mới chọn được những dê đực tốt. Chọn lọc dê đực: năng suất của một cá thể là kết quả của sự tương tác giữa bản chất di truyền và ngoại cảnh mà nó nhận được. Con đực dùng để phối cho nhiều dê cái nên mức độ ảnh hưởng của con đực đến thế hệ sau rất lớn vì tầm quan trọng như vậy cho nên phải chọn lọc dê đực ngay từ đầu. Chọn những con đực từ những bố mẹ xuất sắc, có khả năng tăng trọng nhanh, năngệ tật. Bên cạnh những chỉ tiêu trên cần chọn những con đực phải nhanh nhẹn, thanh nhã, phản xạ tính đực mau lẹ. Nên sử dụng dê đực khi nó được 1 năm tuổi.
 
13. Nuôi dưỡng và phối giống:
+ Cần cung cấp cỏ xanh đầy đủ và quanh năm cho dê đực, số lượng cỏ phụ thuộc vào trọng lượng của dê đực, thông thường từ 2 - 5 kg/con/ngày, nếu có điều kiện nên cho dê ăn tự do.
+ Bảo đảm lượng nhu cầu về vật chất khô cho dê đực trung bình từ 1,5- 2 kg/con/ngày với trọng lượng dê là 50 kg.
+ Cung cấp 300 đến 500 gam thức ăn hỗn hợp trong ngày dê đực có làm việc.
+ Cung cấp đầy đủ các loại khoáng và vitamin, dùng đá liếm hoặc ống muối treo ở trong chuồng.
+ Những thức ăn giàu chất bột đường nên hạn chế sử dụng trong khẩu phần của dê đực.
+ Thông thường 1 dê đực có thể phối trực tiếp cho 20 đến 30 dê cái.
+ Không nên cho dê đực đi theo đàn khi chăn thả vì sẽ không quản lý được sự phối giống.
+ Nên thay đổi dê đực 1 năm 1 lần để tránh đồng huyết.
 
Nguồn: nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 282

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 280


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 400677

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73447648