03:17 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ thuật chăn nuôi heo rừng theo mô hình

Thứ hai - 30/12/2019 21:30
Lợn rừng là loài vật sống trong rừng, đây cũng chính là loài gia súc được con người thuần hóa sớm nhất. Vì thịt thơm ngon, lại rất chất lượng nên hiện nay nghề chăn nuôi lợn rừng rất phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi heo rừng theo mô hình trang trại, với cách chăn nuôi đơn giản, nhưng với các điều kiện tự nhiên cơ bản, hoang dã sẽ giúp người nuôi lợn rừng thành công.

Kỹ thuật chăn nuôi heo rừng1

Chuồng trại nuôi heo rừng theo mô hình phải có hàng rào kiên cố bao quanh.

Kỹ thuật chăn nuôi heo rừng

1. Lựa chọn con giống

– Heo rừng thuần chủng: đây là giống heo hoang dã được con người thuần hóa, có hai nhóm: nhóm mặt dài và nhóm mặt ngắn.

– Heo rừng lai: đây là giống đã được cho lai tạo giữa giống heo rừng đực với heo nái địa phương để tạo ra thế hệ con lai có gen trội của cả bố và mẹ: có ưu điểm sức đề kháng cao, tăng khả năng thích nghi với môi trường sống tự nhiên, giảm bệnh tật.

2. Mô hình chăn nuôi heo rừng

Thường thì mọi người hay chăn nuôi heo rừng theo hình thức khá đơn giản, tuy nhiên nếu nuôi theo mô hình thì phải bố trí sao cho phù hợp với một số đặc điểm và tập tính của heo rừng. Nên chọn chỗ đất cao ráo, có trồng nhiều cây để tạo bóng mát, đặc biệt cần có nguồn nước sạch để cung cấp nước uống cho vật nuôi, duy trì hệ thực vật rừng và giữ được độ ẩm thích hợp. Bên cạnh đó cần xây dựng hàng rào bao quanh chắc chắn, có thể vây lưới xung quanh thành những vườn nuôi tự nhiên, có móng dựng kiên cố. Lưu ý khu chuồng trại phải cách xa khu dân cư và ồn ào vì heo rừng rất sợ tiếng ồn.

Chuồng nuôi heo phải luôn thông thoáng, sạch sẽ, có mái che, cao khoảng trên 2,5m, nền là đất tự nhiên, có độ dốc dao động 2-3%, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh mưa hắt, gió lùa vào chuồng để heo không bị bệnh…

Nếu chăn nuôi heo rừng nái làm giống thì đến thời kỳ sinh nở nên làm ổ úm cho heo con, có đèn để sưởi ấm khi nhiệt độ môi trường xuống thấp.

Chuồng trại nuôi heo rừng theo mô hình phải có hàng rào kiên cố bao quanh.

3. Cách chăn nuôi heo rừng

Kỹ thuật chăn nuôi heo rừng 2

Vì là giống heo rừng nuôi thuần chủng nên chế độ ăn cho heo phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, nên thường xuyên thay đổi khẩu phần hằng ngày. Khi cho heo ăn phải đúng giờ, mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều; ngoài ra cần cung cấp đủ nguồn nước sạch. Nếu muốn chất lượng heo rừng ở mức tốt nhất thì khi chăn nuôi phải điều chỉnh trọng lượng tăng trưởng sao cho mỗi tháng lợn chỉ tăng từ 2 – 2,5kg/con, nếu ít hơn thì lợn sẽ bị gầy, nếu tăng nhanh thì thịt sẽ nhiều mỡ, mất đi độ dai, giòn.

Lưu ý, ở giai đoạn heo con một tuần tuổi cần được tiêm chích để bổ sung chất sắt, khi đến 1 tháng tuổi thì bắt đầu cho heo con tập ăn thức ăn tinh, nên được nấu chín để dễ hấp thụ. Đến khi được 2 tháng tuổi, heo con sẽ được tách mẹ và đưa sang chuồng rộng nối liền với sân vườn.

4. Chi phí đầu tư xây dựng mô hình

– Nên nuôi thử nghiệm trước khi tiến hành nuôi trên mô hình rộng. Bạn chỉ cần đầu tư 2 con lợn nái và 1 con lợn đực giống. Chọn loại lợn rừng giống trọng lượng từ 8 - 15kg, hoặc trọng lượng từ 16 - 20kg; còn heo nái giống cũng có trọng lượng tương tự.

– Cần tận dụng nguồn thức ăn xanh và sạch nên trồng sẵn để tự phục vụ như rau, củ, quả, thức ăn tinh bột, chiếm khoảng 10% chi phí.

5. Hiệu quả kinh tế cao

Kỹ thuật chăn nuôi heo rừng 3

Lợn nái mỗi năm sẽ cho đẻ 2 lứa, mỗi lứa khoảng từ 7 – 12 con. Heo con nuôi đến 3 tháng tuổi nếu đạt trọng lượng ở mức 10 kg thì có thể đem bán giống với giá trung bình khoảng 200.000 đồng/kg tùy từng thời điểm. Nếu nuôi heo thịt thì khi heo có  trọng lượng đạt hơn 30 kg sẽ bắt đầu bán, và nuôi trong 2 năm thì heo mới đạt tới trọng lượng 60 kg, giá bán dao động 130 – 150.000 đồng/kg hơi. Mô hình chăn nuôi heo rừng có thể được xem là mô hình làm giàu từ nhà nông xứng đáng được nhân rộng.

Theo tinnongnghiep.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: lợn rừng, chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 268

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 260


Hôm nayHôm nay : 37779

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1170925

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60179248