09:49 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ thuật chế biến rơm cuộn làm thức ăn cho đại gia súc thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ hai - 28/05/2018 05:57
Thời gian qua, tình hình biến đổi khí hậu, trong đó có hạn hán và xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

 

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Bến Tre, trong tháng 2/2016 độ mặn 4‰ đã xâm nhập sâu vào đất liền, cách cửa sông từ 40 - 50 km, ranh mặn 1‰ đã xâm nhập sâu cách cửa sông khoảng 75 km, hầu như đã bao trùm phạm vi toàn tỉnh (chiếm khoảng 155/164 xã, phường, thị trấn). Sự xâm nhập mặn là hệ quả của hiện tượng nước biển dâng và hạn hán. Xâm nhập mặn đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết nguồn thức ăn thô xanh cho đàn gia súc. Do vậy việc chế biến, dự trữ nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho đại gia súc thích ứng với tình hình hạn hán, ngập mặn là rất cần thiết.

Mặt khác, theo tập quán canh tác của người dân, sau khi thu hoạch lúa xong, nông dân thường hay cày vùi rơm cho tự phân hủy hoặc đốt đồng. Đây là việc làm mang đến nhiều tác hại, nhất là việc để rơm tự phân hủy mất nhiều thời gian, trong khi nhu cầu sản xuất vụ mùa là cấp bách. Chính vì thế khi sản xuất lúa vụ sau dễ bị ngộ độc hữu cơ. Còn việc đốt đồng thì đã vô tình làm mất đi chất hữu cơ cung cấp lại cho đất, gây hiện tượng phát thải khí nhà kính.

Nhằm góp phần giải quyết các hạn chế nêu trên và tiếp tục thực hiện mục tiêu đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng. Máy cuốn rơm được hệ thống khuyến nông triển khai làm mô hình. Rơm được cuộn lại thành từng cuộn hình trụ, đường kính 45 cm, dài 75 cm. Kích thước này giúp nông dân thuận tiện hơn trong khâu vận chuyển. Qua thực tế cho thấy việc ứng dụng máy cuốn rơm không chỉ mang lại lợi ích qua việc giảm chi phí thu gom rơm, giảm phát thải khí nhà kính mà còn tạo điều kiện cho việc tăng thu nhập từ sử dụng rơm.

 

Sản phẩm rơm cuộn sau khi ủ

 

Sử dụng rơm cuộn chế biến làm thức ăn cho trâu bò là kỹ thuật mới áp dụng trong chăn nuôi tại các tỉnh thành phía Nam.

Quy trình ủ rơm urê trong các bao nilon có kích cỡ vừa đúng cuộn rơm đang được nông dân sử dụng hiện nay (rơm được cuộn bằng máy sau khi thu hoạch lúa bằng máy liên hợp). Sử dụng 4% urê và ủ trong thời gian 2 tuần để tăng giá trị dinh dưỡng của rơm: tăng hàm lượng đạm, giảm hàm lượng xơ và tăng tỷ lệ tiêu hóa.

Quy trình ủ rơm urê làm thức ăn cho bò được Trung tâm Công nghệ sinh học chăn nuôi xây dựng từ kết quả nhiệm vụ khoa học công nghệ đã được nghiệm thu. Quy trình như sau :

- Vật dụng để ủ: Túi nilon có kích thước vừa đúng cuộn rơm.

- Các chất bổ sung: (1) Nước để hòa tan các chất bổ sung và ngấm vào rơm (2) Urê bổ sung chất đạm, tạo a-mo-ni-ắc cho vi sinh vật (3) Rỉ mật bổ sung chất đường cho vi sinh vật (4) Muối tạo chất đệm, tính ngon miệng.

- Công thức ủ:  100 kg rơm +100 lít nước sạch + 4 kg urê + 2 kg rỉ mật+ 1 kg muối.

- Các bước tiến hành: Bước 1: Hòa urê, rỉ mật, muối vào nước theo tỷ lệ  như trên. Bước 2: Cho cuộn rơm vào túi nilon. Bước 3: Tưới nước đã hòa các chất bổ sung vào rơm (tưới từ từ cho ngấm). Bước 4: Cột chặt miệng bao, túi nilon, để vào nơi râm mát.

Tính lượng rơm để ủ:  Một con trâu, bò ăn khoảng 3-7 kg rơm mỗi ngày (tùy theo lượng cỏ). Một con dê, cừu ăn bằng 1/10 lượng trâu, bò; Ủ đủ ăn trong 1 tuần. Sau 1 tuần lấy cho ăn thì ủ tiếp đợt khác.

- Kiểm tra chất lượng rơm ủ: Rơm ẩm, có màu vàng tươi; có độ nóng cao, mùi khai nước tiểu rất nồng ; không bị mốc xanh, đen; có thể có một ít mốc trắng.

- Tập cho gia súc ăn: Tập cho ăn từ từ, cần thiết cho nhịn đói; không rửa lại nước, không phơi khô khi cho ăn.

- Lượng cho ăn: Cho ăn tối đa, có thể thay thế đến 80% lượng cỏ xanh.

Đối với rơm ủ urê so với rơm không ủ (rơm khô, rơm tươi), hàm lượng đạm đã tăng lên khoảng 50%, tỷ lệ tiêu hóa tăng khoảng 30%, khả năng sản xuất của gia súc tăng khoảng 15% so với trước đây.

Theo Nguyễn Văn Bắc/khuyennongvn.gpv.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 154

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 150


Hôm nayHôm nay : 45721

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1158763

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72841472