03:08 EDT Chủ nhật, 19/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ thuật nuôi thỏ con

Thứ năm - 28/01/2016 02:20
Phương pháp nuôi thỏ con an toàn, hiệu quả
Thỏ đẻ mỗi lứa từ vài ba con đến chín, mười con. Số lượng con ít nhiều của mỗi lứa có thể tuỳ vào dòng giống, nhưng thường thì thỏ đã sinh sản lâu năm đẻ ít con hơn đối với thỏ đang trong thời kỳ sinh sản sung sức. Việc nuôi con vụng hay khéo cũng tuỳ vào từng con thỏ mẹ. Có thỏ mẹ chỉ nuôi ba bốn con con mà lớn không đều, nhưng cũng có con nuôi đến tám, chín con mà trọn bầy đều lớn sởn sơ như nhau, mặc dầu khẩu phần ăn được cung cấp cho chúng không khác gì nhau. Nhưng, trung bình một thỏ mẹ chỉ nên cho nuôi tối đa là sáu con là vừa sức.
 
Có một bầy thỏ con khoẻ mạnh là một điều hạnh phúc, tuy vậy cần đặc biệt quan tâm đến thỏ mẹ
 
Do đó, những bầy con nào quá đông đảo, ta nên san sẻ bớt qua những ổ ít con hơn nhờ nuôi hộ. Đây gọi là phương pháp dồn con, còn gọi là san con để nhờ nuôi vú.
 
Việc dồn con hay san con nhờ nuôi vú chỉ thành công khi ta thực hiện đúng phương pháp sau đây:
 
Nên chọn hai bầy con cùng cỡ tuổi như nhau (để cùng ngày hay cách biết trước sau vài ba ngày mà thôi)
Khi dồn con, trước đó nên rửa tay sạch sẽ để không lưu lại mùi hôi trên mình thỏ con
Nên dồn con vào ban đêm để thỏ mẹ khó lòng phát giác được có những con lạ trong ổ của nó
Con hay bầy có sắc lông giống nhau mới khỏi bị thỏ mẹ phát hiện
 
Đa số thỏ mẹ không đủ khôn để tinh ý đoán ra được có bầy con lạ trong ổ của chúng. Nhưng, nếu chúng phát giác ra được điều này thì chúng cắn chết ngay cả bầy, không phân biệt con ruột hay con lạ. Do đó, sau khi dồn con, ta nên theo dõi độ vài ba giờ xem động tĩnh ra sao, để kịp thời can thiệp.
 
Thỏ con sơ sinh mình đỏ hỏn, trên mình chưa mọc lông, mắt chưa mở và cơ thể rất yếu, vì vậy không thể nuôi bộ được (nuôi không có thỏ mẹ). Gặp trường hợp sinh ra mà mẹ chết, bầy thỏ con đó coi như bỏ đi, ngoại trừ trường hợp gửi nuôi vú.
 
Mặt khác như các bạn cũng biết, chất lượng của sữa thỏ tốt gấp ba, bốn lần sữa bò tươi, vì vậy nếu có dùng sữa bò mà nuôi thỏ con cũng sống ương yếu. Hơn nữa, giá trị con thỏ đâu đáng bao nhiêu, trong khi công sức nuôi bộ chúng ta lại bỏ ra quá nhiều nên xưa nay ít ai nghĩ đến việc nuôi bộ chúng cả.
 
Cũng như các giống vật sơ sinh khác, trong giai đoạn tuổi đời còn quá nhỏ, thỏ con cả ngày chỉ biết ngủ, trừ trường hợp đói sữa mới chịu ngọ nguậy mà thôi. Đến 12 ngày tuổi thỏ con mới mở mắt, và từ đây chúng năng hoạt động hơn, thường bò tới bò lui trong ổ. Đây cũng là lúc lớp lông trên mình bắt đầu mọc dài.
 
Nhưng phải chờ đến ba tuần tuổi chúng mới đi đứng mạnh dạn, bắt đầu ra khỏi chiếc ổ chật hẹp rồi theo mẹ đến máng ăn, máng uống. Thỏ con bắt đầu tập ăn đúng vào giao đoạn lượng sữa của thỏ mẹ cũng bắt đầu giảm dần.
 
Vì vậy, tuỳ từng trường hợp mà ta tính đến việc cai sữa cho thỏ con:
 
Nếu thỏ mẹ đẻ mỗi tháng một lứa như cách nuôi của người mình trước đây thì đến 25 ngày tuổi thỏ con đã được cai sữa (cai sữa trước khi mẹ đẻ lứa sau)
Nếu cho thỏ mẹ mỗi năm chỉ để năm, sáu lữa thì cho thỏ con bú mẹ đến hết sáu tuần tuổi rồi mới bắt đầu cai sữa
 
Do không có thức ăn gì tốt bằng sữa mẹ, nên nếu càng kéo dài thời gian bú sữa, bầy thỏ con sẽ sởn sơ mau lớn hơn những bầy con bị dứt sữa sớm. Sức đề kháng của chúng cũng tốt hơn nên ít bệnh tật hơn, nhất là các bệnh đường ruột.
 
Cai sữa
 
Không nên cai sữa cho thỏ con đột ngột mà phải tiến hành từ từ.
 
Trước hết, nên nuôi cách ly bầy con với thỏ mẹ. Ngày đầu chỉ cho bú ba cữ sáng, chiều, tối. Ngày thứ hai chỉ cho bú hai cữ sáng và chiều. Ngày thứ ba, thứ tư chỉ cho bú một cữ mà thôi. Do bú không no nên thỏ con siêng ăn thức ăn của chủ nuôi cung cấp. Cho bú sữa như vậy chừng bốn năm ngày thỏ sẽ quên cữ bú và biết ăn uống bình thường như các thỏ trưởng thành, và có thể nuôi riêng được.
 
Do ăn thức ăn mới nên thời gian đầu nhiều thỏ con dễ mắc chứng tiêu chảy. Vì vậy, trong giai đoạn đầu này, ta nên tập dần cho chúng ăn rau cỏ khô, thêm vài tuần tuổi sau mới tập cho ăn rau cỏ tươi, đến thức ăn viên, lúa mộng … Điều cần là theo dõi sát sao sức khoẻ của từng con một, xem chúng có bị tiêu chảy hay không.
 
Không nên thay đổi đột ngột thức ăn đối với thỏ con. Nếu cần thay đổi thì cũng phải từ từ để chúng quen dần với thức ăn mới.
 
Trong vài tuần đầu mới lẻ mẹ, thỏ con cần được sống nơi ấm áp. Nếu cần, trong những tháng lạnh, ta nên sưởi ấm cho chúng bằng bóng điện tròn, nhất là lúc nửa đêm về sáng.
 
Nguồn: nguoichannuoi.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 268

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 266


Hôm nayHôm nay : 42636

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1002784

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61324741