12:23 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh không có lũ

Thứ bảy - 08/07/2017 02:02
(Thủy sản Việt Nam) - Mực nước lũ ở khu vực ĐBSCL những năm gần đây luôn ở mức thấp, không đủ để tràn đồng, ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm càng xanh của bà con nơi đây. Do đó, mô hình nuôi tôm càng xanh không có lũ phát triển nhằm thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.
Sau 2 - 2,5 tháng nuôi, thu hoạch tôm cái để giảm chi phí nuôi       Ảnh: Diệu Lữ

Sau 2 - 2,5 tháng nuôi, thu hoạch tôm cái để giảm chi phí nuôi Ảnh: Diệu Lữ

Chuẩn bị ruộng nuôi

Tiến hành cắt dọn sạch gốc rạ, sên vét mương bao, bừa trục mặt ruộng, sửa lại bờ bao, lắp các lỗ mọi, hang hốc. Ruộng nuôi tốt nhất là hình chữ nhật diện tích 0,1 - 1 ha, thông thường 0,2 - 0,5 ha. Bờ ruộng chắc chắn giữ được nước, ngăn chặn sự xâm nhập của địch hại, mặt ruộng thấp dễ dàng cấp và tiêu nước. Mực nước trong ruộng đảm bảo 1,8 - 2 m.

Cần thiết kế ao ương nằm trong ruộng nuôi với diện tích khoảng 30% tổng diện tích ruộng nuôi; mục đích thuần dưỡng tôm trong giai đoạn ban đầu, giúp cho việc chăm sóc và quản lý được thuận lợi. Ngoài ra, xây dựng ao ương chính là giúp việc phân loại (đực và cái) khi thả tôm ra ruộng nuôi được dễ dàng, tốn ít chi phí cho việc kéo lưới, đồng thời giảm hao hụt do xây xát. Mực nước trong ao ương phải luôn ở mức 1,2 - 1,4 m.

Chọn tôm giống

Có thể lựa chọn nguồn giống tự nhiên hoặc giống nhân tạo. Chọn tôm màu sắc tươi sáng, đều cỡ, khỏe mạnh, không dị tật dị hình, và đã qua kiểm dịch của cơ quan chuyên môn.

Mật độ thả

Mật độ nuôi trong ao ương là khoảng 50 con/m2. Hoặc có thể thay đổi tùy theo khả năng bổ sung giống và thức ăn.

Thức ăn

Sử dụng cả 2 loại thức ăn công nghiệp (có độ đạm 38 - 42%) và thức ăn tươi sống như cua, ốc, cá tạp… Tùy vào giai đoạn sinh trưởng và sức khỏe của tôm nuôi để điều chỉnh lượng thức ăn, dao động 5 - 30% trọng lượng tôm. Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng quá nhiều thức ăn tươi sống để tránh làm ô nhiễm môi trường nước.

Quản lý cho ăn

Cho ăn 2 - 4 lần/ngày. Thức ăn nên được rải nhiều điểm trong ao ương hay sàng ăn đặt trong ruộng nuôi. Cần theo dõi khả năng bắt mồi và độ no trên dạ dày của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp, tránh trường hợp dư thừa.

Chăm sóc, quản lý

Vì trong điều kiện nuôi khép kín dẫn đến nguy cơ thiếu ôxy cục bộ có thể xảy ra, đặc biệt là trong giai đoạn ương dưỡng. Vì vậy, cần thiết phải có hệ thống quạt nước được lắp đặt trong ao ương nhằm làm tăng hàm lượng ôxy hòa tan, giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Máy quạt nước được đặt cách bờ 3 - 4 m nhằm tránh hiện tượng dòng chảy làm vỡ bờ hay làm đục nước sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của tôm. Đối với ruộng nuôi không cần thiết phải lắp đặt quạt nước do lúc này tôm được nuôi với mật độ thưa, nhu cầu ôxy không quá cao. Ngoài ra, người nuôi cần đặt giá thể (chà) trong ruộng nuôi, giá thể được làm bằng những loại cây không có tinh dầu như tre, nứa… được đặt nghiêng một góc 300 so mặt đáy ruộng. Việc đặt giá thể giúp tôm có chỗ trú ẩn và tránh hiện tượng ăn nhau khi lột xác.

Tốt nhất không nên sử dụng thuốc trừ sâu, sẽ làm ảnh hưởng đến tôm. Khi thu hoạch lúa cần tháo nước, thu hoạch xong lại cho nước vào để tôm lên ruộng ăn thức ăn tự nhiên. Giai đoạn này cần thay nước thường xuyên để tránh thối nước do gốc rạ.

Phòng chống và theo dõi thường xuyên địch hại của tôm để giảm sự ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và năng suất của tôm.

Thu hoạch

Sau thời gian 2 - 2,5 tháng ương, tôm cái đã bắt đầu mang trứng và có thể phân biệt bằng mắt thường, tiến hành kéo lưới để lựa tôm đực cho ra ruộng nuôi khoảng 3 - 4 tháng nữa. Đối với tôm cái, đến giai đoạn sinh sản sẽ không tăng trọng lượng do tôm tập trung dinh dưỡng để phát triển buồng trứng, vì vậy nếu tiếp tục nuôi sẽ không hiệu quả, nên tiến hành thu hoạch để thu hồi một phần chi phí.

 

Kim Tiến (Tổng hợp)
http://thuysanvietnam.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 82


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 320293

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73367264