07:33 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây quất cảnh

Thứ tư - 11/01/2017 08:39
Quất là một loại cây cảnh được nhiều người ưu thích, nhất là vào dịp Tết. Nhưng để có một cây quất đẹp, ngoài kỹ thuật chăm sóc, tạo tán, thúc và hãm cho hoa nở để có quả chín đúng vào dịp Tết thì biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây quất đóng một vai trò quan trọng quyết định tới vẻ đẹp của chậu quất.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sau đây chúng tôi giấy thiệu một số loài sâu bệnh hại chính trên cây quất và biện pháp phòng trừ.

1. Sâu bướm phượng

Trưởng thành của sâu là một loài bướm hoạt động vào ban ngày. Trưởng thành đẻ trứng rải rác trên các chồi non của cây. Sâu non nở ra ăn khuyết các lá non, búp non, nụ hoa làm cho cây sinh trưởng chậm, các lá bị ăn khuyết nham nhở làm mất vẻ đẹp tự nhiên của cây quất.

Phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra các chậu quất và vườn quất cảnh, khi mật độ sâu thấp có thể bắt và diệt bằng tay vì loài sâu này nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Khi mật độ sâu cao có thể dùng một trong các loại thuốc thông dụng để phun trừ như: Ofatox 400EC, Bassa 50EC, Karate 2,5EC… nồng độ từ 0,1 – 0,2% để phun trừ.

2. Ngài chích hút

Trưởng thành là một loài bướm nhỏ hoạt động vào ban đêm, chúng dùng vòi chích hút những quả bước vào giai đoạn chín (khi vỏ quả chuyển sang mầu vàng). Tác hại của ngài chích hút làm cho quả quất bị thối và rụng, làm giảm tỷ lệ quả chín trên cây, từ đó làm giảm vẻ đẹp của chậu quất.

Phòng trừ: Đối với vườn quất hoặc cây quất đã trồng vào chậu cần kiểm tra thường xuyên để vợt bắt và tiêu diệt ngài chích hút kịp thời. Khi có quả chín có thể soi đèn để bắt ngài vào ban đêm. Có thể dùng bẫy bả chua ngọt gồm nước đường pha dấm và thuốc trừ sâu Padan nồng độ từ 0,1 – 0,2%, sau đó cho vào các đĩa đặt trong vườn quất để thu hút ngài đến tiêu diệt (có thể thay nước đường dấm bằng nước ép hoa quả).

3. Các loài rệp

Rệp hại quất cảnh có nhiều loài như rệp muội, rệp vẩy ốc… Rệp thường sống thành từng ổ trên các búp non, quả non và chùm hoa. Rệp chích hút dịch cây làm cho lá, quả non phát triển dị dạng làm mất vẻ đẹp của chậu quất cảnh. Ngoài ra, chất bài tiết của rệp tạo điều kiện cho nấm mồ hóng (nấm muội đen) phát triển trên lá và quả non làm giảm giá trị của chậu quất.

Phòng trừ: Cần theo dõi vườn quất và chậu quất thường xuyên để có biện pháp phòng trừ rệp kịp thời. Nếu số lượng rệp ít có thể ngắt ổ rệp tiêu hủy để tránh lây lan. Khi mật độ rệp cao có thể dùng một trong các loại thuốc để phun trừ như: Bassa 50EC, Trebon 10EC… nồng độ từ 0,1 – 0,2 %. Chú ý phun ướt đều các quả và búp non.

4. Bệnh ghẻ (còn gọi là bệnh sẹo)

Bệnh do một loài nấm gây lên. Bào tử của nấm thường tồn tại trên các lá non. Bào tử xâm nhập và gây hại chủ yếu trên các bộ phận non của cây như lá, cành và quả non. Những lá bị hại thường phát triển cong về một phía. Vết bệnh trên lá và quả tạo thành các đốm mầu gỉ sắt, nhiều vết bệnh đan xen nhau tạo thành các đám sần sùi trên lá và quả làm giảm giá trị và vẻ đẹp của chậu quất.

Phòng trừ: Cần quan sát và theo dõi thường xuyên trên chậu và vườn quất, kết hợp với chăm sóc và tạo tán để cắt tỉa kịp thời các lá và quả bị bệnh tiêu hủy tránh lây lan. Khi bệnh có chiều hướng tăng, có thể dùng một trong các loại thuốc sau để phun trừ: Daconil 75WP, Anvil 5EC, Tilt sunper 300ND… nồng độ từ 0,15 – 0,2%. Chú ý phun ướt đều các bộ phận của cây.

5. Bệnh thối gốc và rễ

Bệnh làm cho rễ và phần thân cây sát mặt đất bị chết từ đó làm chết cả cây. Ngoài ra, bệnh còn gây hại trên thân, làm cho thân cây bị nứt vỏ và chảy nhựa có mầu nâu. Sau đó phần vỏ và thân cây chỗ vết bệnh bị chết. Khi cây bị bệnh nặng làm lá cây biến vàng, rụng và chết toàn bộ cây.

Phòng trừ: Cần giữ cho vườn và chậu quất thông thoáng, nên giữ ẩm độ đất trong chậu vừa phải, không nên tưới phun quá đậm. Cần sử lý đất trong vườn và chậu trước khi trồng bằng vôi bột hoặc thuốc Boocdo 1% nhằm tiêu diệt nguồn nấm có sẵn trong đất.

Ngoài các đối tượng sâu bệnh chủ yếu trên cần chú ý sâu vẽ bùa và bệnh phấn trắng gây hại các lá non.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 423

Máy chủ tìm kiếm : 165

Khách viếng thăm : 258


Hôm nayHôm nay : 67143

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1125444

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71352759