08:45 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau ngót

Thứ sáu - 22/03/2019 04:48
Cây rau ngót (Sauropus androgynus (L) Merr.) là cây trồng không kén đất, có đặc tính sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh hại, tuy nhiên để cây cho năng suất cao, cần chú ý những biện pháp kỹ thuật sau:

1. Chuẩn bị đất trồng

- Rau ngót có khả năng sinh trưởng trên nhiều loại đất, nhưng muốn có năng suất cao, cần chọn đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, không bị úng ngập nhưng không quá khô, độ pH từ 5,5- 7,0, vùng đất chủ động nước tưới. Tốt nhất là nên chọn loại đất thịt pha đất sét vừa dễ canh tác mà lại giữ ẩm tốt.

- Cày xới đất tơi xốp và bón lót phân hữu cơ hoai mục kết hợp hỗn hợp phân đạm, lân, kali để giúp cây phát triển ngay giai đoạn đầu sau khi bén rễ.

2. Chuẩn bị giống

2.1. Giống

Có 2 loại:

- Rau ngót lá to: Sinh trưởng khỏe, thân lá màu xanh đậm, phiến lá to và mỏng, phẩm chất ngon.

- Rau ngót lá nhỏ: Thân, lá có màu xanh nhạt, phiến lá nhỏ và dày, đường gân giữa cuống lá có màu xanh nhạt, ít bị sâu bệnh hại.

2.2. Phương pháp nhân giống

- Nhân giống hữu tính (từ hạt): Tỷ lệ nảy mầm của hạt thường rất thấp và thời gian bắt đầu cho thu hoạch lâu.

- Nhân giống vô tính (giâm cành): Hiện đa số nông dân áp dụng phương pháp này. Để nhân giống đạt nên chú ý những vấn đề sau:

+ Chọn cành khỏe không bị sâu bệnh hại, cành không già, không non (cành vừa hóa nâu) để làm cành giống.

+ Dùng tro trấu hoặc trấu đã được ủ hoai để làm giá thể giâm cành. Liếp giâm tùy theo kích thước vườn, thường liếp giâm có chiều rộng 1-1,2m, chiều  cao mặt liếp khoảng 10cm.

+ Cắt xéo từng đoạn cành dài 20 – 25 cm đem giâm, cành đặt nghiêng so với mặt liếp khoảng 450, vùi đất sâu 2/3 đoạn cành rồi lấp đất kỹ để cây nảy nhiều chồi. Để cành mau ra rễ, trước khi giâm ta nhúng cành vào dung dịch NAA (Naphthaleneacetic acid).

 Chọn cành khỏe, không bị sâu bệnh hại, cành vừa hóa nâu để làm giống

 3. Thời vụ

- Rau ngót có thể trồng quanh năm, tốt nhất là vào mùa mưa. Thời vụ trồng tốt nhất là vụ Xuân khoảng từ tháng 2 - 4 và vụ Thu từ tháng 8 - 9.

- Rau ngót được trồng bằng phương pháp nhân vô tính, trồng một lần và thu hoạch 2-3 năm. 

Cây rau ngót sau giâm cành 15 ngày

4. Mật độ, khoảng cách

- Chia luống 1,3- 1,5m, mặt luống rộng 1,0- 1,2m, rãnh 0,3 m; trồng với khoảng cách cây cách cây 25- 30cm, hàng cách hàng 50- 60 cm, mỗi hố có thể trồng 2 cây.

- Chuẩn bị giống từ 9,5- 10 vạn hom/ha, cũng có thể tách thân từ cây gốc của năm trước để nhân thẳng ra ruộng.

5. Phân bón

- Lượng phân bón tính cho 1.000 m2 (tùy theo nền đất có thể tăng hoặc giảm lượng phân vô cơ) như sau:

+ Phân chuồng hoai mục: 1,5 - 2 tấn (đã trộn ủ với 1-1,5 kg chế phẩm nấm Trichoderma)

+ Phân vô cơ: Urê  20- 24 kg + Super lân 40- 50 kg + Kali clorua 6- 8 kg.

- Cách bón:

Bón lót (kết hợp khi làm đất): Toàn bộ lượng phân hữu cơ hoai mục và Super lân + 3- 4 kg Kali clorua.

Bón thúc chia làm 2 lần bón:

+ Lần 1: Sau trồng 15- 20 ngày, sử dụng phân Urê 7- 8 kg. Trong thời gian này, người trồng có thể kết hợp sử dụng thêm phân bón lá NPK 30-10-10 để bổ sung vi lượng cho cây.

+ Lần 2: Sau lần 1 từ 10- 15 ngày với liều lượng còn lại. Có thể bón theo hàng hoặc bón theo hốc, bón cách gốc 15- 20cm, kết hợp làm cỏ, vun gốc cho cây.

Lưu ý: Do cây rau ngót thu hoạch liên tục kéo dài 2- 3 năm, do vậy sau mỗi đợt thu hoạch, cần bón bổ sung từ 0,5- 0,7 tấn phân chuồng hoai mục vào gốc, kết hợp tưới NPK để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Bên cạnh việc sử dụng các loại phân hữu cơ và phân hóa học thì người nông dân còn sử dụng kết hợp thêm các chất điều hòa sinh trưởng thực vật thuộc nhóm auxin và gibberellin (GA3). Xử lý GA3 có tác dụng kích thích gia tăng chiều cao chồi rau ngót nhưng không ảnh hưởng đến hàm lượng diệp lục tố (chlorophyll) và trọng lượng tươi rau ngót giai đoạn thu hoạch. Một kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng GA3 với nồng độ từ 10- 80 ppm phun trên rau ngót, thời gian cách ly (PHI) 7 ngày, không để lại dư lượng GA3 trên rau khi thu hoạch. 

-  Nguồn nước tưới: Sử dụng nguồn nước sạch để tưới (nước sông hoặc nước giếng khoan). Tuyệt đối không được sử dụng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước bị ô nhiễm, nước thải từ bệnh viện. Luôn giữ độ ẩm đất 80-85%.

- Thường xuyên vệ sinh vườn và làm cỏ. Khi bón phân kết hợp vun gốc và tưới giữ ẩm cho vườn cây thường xuyên.

- Khi thu hoạch cần kết hợp cắt cành tỉa tán, tạo cho cây có bộ khung cân đối, giúp vườn rau thông thoáng và hạn chế sâu bệnh hại.

- Vào tháng 11-12 hàng năm, khi thấy cây đã cao (20- 25 cm), lá hơi vàng và ít lá (thời kỳ cây ngừng sinh trưởng) ta nên thực hiện biện pháp sau:

+ Trẻ hóa cây: Nhằm giúp cây đâm nhiều chồi, tăng năng suất bằng cách đốn cây. Dùng dao hay kéo cắt sát gốc cách mặt đất 15cm, các lần cắt sau cách vết cắt cũ 7-10 cm, tỉa thưa bớt các cành già.

+ Xới rãnh sâu 10- 15cm giữa 2 hàng, bón bổ sung lượng phân như sau (tính cho 1.000 m2): 0,7- 1 tấn phân chuồng hoai mục + 7- 8 kg Urê + 10- 15 kg Super lân + 5- 7 kg Kali clorua, trộn đều, lấp đất lại và tưới đủ ẩm để cây bung các đợt chồi mới, vườn rau được trẻ hoá, sung sức hơn.

7. Phòng trừ sâu bệnh

7.1. Sâu hại chính

- Rầy xanh (Empoasca sp.): Gây hại nặng vào các tháng nắng nóng, khô hạn. Phòng trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất như Cypermethrin (Sherpa 20EC, Cyperan 25EC), Fipronil (Regent 800WG) hoặc chế phẩm nấm xanh,...

- Nhện đỏ (Tetranychus sp.): Sống tập trung dưới mặt lá, gây hại nặng trong điều kiện khô hạn. Cần phát hiện sớm để phòng trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất như Propargite (Comite 73EC), Diafenthiuron (Pegasus 500SC), Fenpyroximate (Ortus 5SC).

- Bọ phấn (Bemisa myricae): Vừa gây hại, vừa là môi giới gây bệnh virut, cần phòng trừ triệt để bằng các loại thuốc có hoạt chất như Cypermethrin (Sherpa 20EC), Lambda -cyhalothrin (Karate 2,5EC),...

- Bọ trĩ (Thrip sp.): Phòng trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất như Emamectin benzoate (Dylan 2EC),  Imidacloprid (Admire 50EC, Confidor 100SL),  Cyfluthrin (Baythroid 50 SL).

7.2. Bệnh hại chính

- Bệnh phấn trắng (Erysiphe sp.): Gây hại nặng trong điều kiện khô hạn, nắng ấm. Phòng trừ khi bệnh mới xuất hiện bằng các thuốc có hoạt chất như:Metalaxyl + Mancozeb (Vinomyl 72BTN),  Carbendazim (Vicarben 50HP), Hexaconazole (Anvil 5SC), Cyfluthrin (Bayfidan 25EC).

- Bệnh xoăn lá (virut): Cần diệt trừ môi giới truyền bệnh là bọ phấn; nên nhổ bỏ những cây bị bệnh ra khỏi vườn để tránh lây lan; nếu nặng thì phá bỏ trồng lại.

Lưu ý:

- Rau ngót có đặc tính sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh hại, thường hay bị một số sâu hại chủ yếu như cuốn lá, sâu xanh, rầy rệp nên áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp với phương châm phòng là chính. Áp dụng đúng kỹ thuật canh tác để hạn chế phát sinh gây hại:

+ Chọn giống từ vườn sạch bệnh.

+ Thường xuyên vệ sinh vườn, cắt tỉa bỏ cành già, cành bị sâu bệnh hại đem tiêu hủy.

+ Sử dụng phân hữu cơ hoai mục kết hợp trộn ủ chế phẩm sinh học (nấm Trichoderma) diệt trừ nguồn bệnh và trứng sâu.

- Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:

+ Chúng ta nên thực hiện tốt quy tắc 4 đúng (đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách); ưu tiên sử dụng các thuốc có nguồn gốc sinh học.

+ Phải đảm bảo thời gian cách ly từ 7- 14 ngày trước thu hoạch.

8. Thu hoạch

- 45- 60 ngày sau trồng có thể tiến hành thu hoạch đợt đầu tiên, các đợt tiếp theo cách nhau 25- 35 ngày.

- Thu hoạch rau ngót bằng cách lấy kéo hoặc dao cắt cành hoặc hái lá. Sản phẩm sau thu hoạch phải được đựng trong bao bì chuyên dụng.

Dùng kéo cắt cành để thu hoạch rau ngót

Hồng Thắm - Trạm Khuyến nông Bình Tân, Vĩnh Long

Nguồn tin: http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 107

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 106


Hôm nayHôm nay : 33138

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1196199

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72878908