12:53 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ thuật ương tôm hùm lồng

Thứ sáu - 06/11/2015 09:07
Khi tôm còn nhỏ, kém thích nghi môi trường, cần có chế độ ương dưỡng tốt, để hạn chế tối đa số lượng hao hụt.

Chọn địa điểm ương

Chọn nơi chất lượng nước tốt, ít bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp hoặc đô thị. Độ mặn ổn định trong khoảng 30 - 35‰, nhiệt độ 24 - 320C, tốt nhất là 26 - 300C. Đảm bảo có dòng chảy nhẹ khi triều lên, lưu tốc 2 - 3 cm/giây để tăng sự trao đổi nước. Chất đáy là cát, cát bùn hoặc cát, cát bùn pha lẫn san hô nhỏ hoặc vỏ động vật thân mềm.

 

Thiết kế lồng ương

Lồng hở (lồng cố định): Được đặt tại nơi kín gió. Lồng được cố định bằng các cọc đóng xuống đất thích hợp nơi môi trường ổn định quanh năm. Chiều cao cọc phụ thuộc độ sâu mực nước nơi đặt lồng. Kích thước lồng nuôi có thể 3 × 3 × 2 m hoặc 3 × 2 × 2 m. Khoảng cách lồng với mặt đáy tối thiểu 0,5 m.

Lồng kín (lồng di động): Kiểu lồng này thích hợp với nơi có nhiều sóng gió theo mùa. Lồng này có thể di chuyển khi môi trường ương bị biến động. Kích thước lồng này nhỏ hơn lồng hở để dễ dàng hơn trong quá trình di chuyển. Kích thước thường dùng là 0,7 × 0,8 × 1,2 m hoặc 1 × 1 × 1,2 m. Kích thước lồng có thể to hơn hoặc nhỏ hơn tùy thuộc vào quy mô. Khoảng cách tối thiểu giữa lồng với đáy là 0,5 m. Hiện nay khi ương đa số các hộ nuôi áp dụng kiểu lồng kín (ảnh).

Ảnh: Ngọc Chung

 

Vận chuyển, thả giống

Chọn giống: Chọn giống khỏe mạnh, không xây xát. Chọn tôm giống tự nhiên bằng cách lặn bắt hoặc đặt bẫy. Không nên chọn tôm được bắt bằng phương pháp đặt thuốc nổ hay hóa chất gây mê.

Tôm giống nên mua ở địa phương, tránh hiện tượng chênh lệnh điều kiện sống; thời gian vận chuyển ngắn, không phải lưu giữ dài ngày.

Màu sắc tôm tự nhiên, tươi sáng, cân đối, đầy đủ các phần phụ.

Vận chuyển: Dùng thùng xốp kích cỡ 45 × 60 × 35, can nhựa 10 - 20 lít được khoét rộng miệng. Rải một lớp rong biển hoặc cát sạch từ 1 - 2 cm dưới đáy thùng, can. Sau đó cho nước biển vào trong thùng hoặc can, lượng nước cấp khoảng 10 - 12 cm. Cứ 10 lít nước cho 0,5 - 1 viên O2 tablet và 2 giọt Doxalase, khuấy đều và sục khí. Sau 30 phút bắt đầu thả tôm giống vào thùng (can) vận chuyển với mật độ 300 - 400 con/thùng xốp, nếu vận chuyển bằng can thì giảm lại, giảm sục khí không để mạnh tránh làm xáo động rong hoặc cát trong thùng và làm cho tôm không bị sốc. Sau 30 - 45 phút khi thuốc tan hết lại bổ xung thêm 0,5 viên O2 tablet và 1 giọt Doxalase.

Thả giống: Để tôm không  bị sốc, hao hụt, cần làm:

Cho từ từ nước ngoài môi trường lồng nuôi vào trong thùng, can vận chuyển mỗi lần thêm 1 - 2 lít nước, khoảng cách giữa hai lần từ 5 - 10 phút đến khi lượng nước bổ sung vào tương đương với lượng nước trong thùng. Sau đó, nhỏ 4 giọt Doxalase vào thùng, sục khí nhẹ. Dưỡng tôm khoảng 45 phút đến 1 giờ rồi tiến hành thả giống. Khi thả giống cho cả thùng xuống dưới ao khoảng 15 phút rồi nghiêng dần để tôm từ từ bơi ra.

Mật độ thả: 50 - 60 con/m2. Sau 60 ngày san thưa còn 15 - 20 con/m2. Sau 90 ngày san thưa còn 10 - 15 con/m2.

Thời gian thả: Có thể thả từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau, tốt nhất khoảng tháng 1 - 3.

 

Chăm sóc, quản lý

Tôm hùm ăn tạp; thức ăn chủ yếu là cá tạp, cua ghẹ, cầu gai, nhuyễn thể rong rêu và một số động vật đáy. Tôm càng nhỏ thì nhu cầu dinh dưỡng càng cao; vì vậy khi ương cần chú ý cung cấp đủ thức ăn với chất lượng tốt. Thức ăn phải tươi và chất lượng cao (như cua, ghẹ, tép, ruốc, cá, tôm, vẹm vỏ xanh…) băm nhỏ cho phù hợp khả năng bắt mồi của tôm. Cho tôm ăn hai lần/ngày, vào sáng sớm và chiều tối. Khối lượng thức ăn bằng 15 - 20% trọng lượng tôm.

Thường xuyên kiểm tra lồng, tình trạng tôm, lượng thức ăn thừa hay thiếu. 7 - 10 ngày vệ sinh lồng một lần; dùng bàn chải chải sạch xung quanh lồng nuôi để môi trường nuôi thông thoáng, sạch.

Tôm thường lột xác vào cuối chu kỳ con nước. Trước khi lột xác 4 - 5 ngày, tôm ăn rất mạnh. Đang trong thời gian lột xác thì tôm ăn yếu đi. Vì vậy cần chú ý các giai đoạn này để điều chỉnh lượng thức ăn.

San thưa mật độ theo thời gian nuôi. Không vận chuyển, san thưa khi tôm đang lột xác. Mùa mưa không vớt tôm lên khỏi mặt nước, tránh để tôm tiếp xúc nước ngọt.

 

Thu hoạch

Tùy vào cỡ giống, sau 5 - 6 tháng nuôi, tôm có thể đạt kích thước 100 - 150 g/con, người nuôi tiến hành thu giống, vận chuyển đến nơi thả nuôi mới.

>> Để mở rộng việc ương tôm hùm giống, người nuôi cần xem xét đặc trưng thành phần loài, chủng loại thức ăn tự nhiên, nguồn thức ăn tươi có phù hợp điều kiện ương giống hay không.

Nhật Minh 
Nguồn: thuỷ sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 37


Hôm nayHôm nay : 16819

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17577

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73064548