13:00 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ thuật vận chuyển cá giống

Thứ ba - 15/08/2017 22:59
Trong sản xuất cá giống, việc vận chuyển con giống là khâu quan trọng góp phần nâng cao tỷ lệ sống và quyết định đến hiệu quả sản xuất của người nuôi.
Vận chuyển là khâu quan giúp nâng cao tỷ lệ sống của cá giống

Vận chuyển là khâu quan giúp nâng cao tỷ lệ sống của cá giống

Hiện, phần lớn người nuôi cá thường bắt con giống để thả nuôi nhằm rút ngắn thời gian 1,5 - 2 tháng tùy vào từng loại giống nuôi. Hoặc cũng có những hộ nuôi chọn cách bắt cá nhỡ về nuôi. Theo đó, để thực hiện tốt việc vận chuyển cá giống cần lưu ý một số nội dung sau.

1. Chuẩn bị trước khi vận chuyển

- Chọn thời điểm: Cần chọn thời điểm thích hợp khi vận chuyển, thông thường nên vận chuyển cá giống vào lúc trời mát như buổi sáng, chiều mát hoặc ban đêm; trong điều kiện thời tiết vụ đông có thể vận chuyển cá giống cả ngày. Việc lựa chọn thời điểm vận chuyển cá giống thích hợp sẽ hạn chế tối đa quá trình hoạt động của cá, giảm quá trình tiêu hao lượng ôxy hòa tan trong nước khi vận chuyển.

- Giảm lượng khí amoniac khi vận chuyển cá giống: Khí amoniac sinh ra trong quá trình phân hủy các chất thải của cá và các chất hữu cơ có sẵn trong nước bởi các vi sinh vật yếm khí.  Do đó, cần giảm lượng khí này bằng cách ức chế hoạt động của các vi sinh vật yếm khí trong quá trình vận chuyển cá giống, tránh ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cả.

Khi vận chuyển cá giống cũng cần chú ý: Phải dùng nước sạch để vận chuyển; ngừng cho cá ăn 1 - 2 ngày để hạn chế tối đa chất thải của cá khi vận chuyển; khi để cá trong bồn hoặc túi vận chuyển phải có máy sục khí hoặc tạo dòng nước chảy nhẹ bằng máy bơm, tránh để cá chết ngạt do thiếu ôxy. Trước khi vận chuyển cá giống, cần tắm cho cá bằng dung dịch muối ăn nồng độ 2 - 3% (lượng 2 - 3 kg muối ăn trong 100 lít nước sạch) trong thời gian 7 - 10 phút; điều này giúp ức chế quá trình hoạt động của các vi sinh vật và có tác dụng phòng bệnh cho cá.

2. Phương pháp vận chuyển cá giống

Thông thường có 2 phương án vận chuyển cá giống là vận chuyển kín và hở; tùy thuộc vào loại cá, kích cỡ, phương tiện mà lựa chọn hình thức vận chuyển cá cho phù hợp.

Cần kiểm tra cá giống trước khi vận chuyển, con giống phải khỏe mạnh, bơi lội nhanh thành đàn, toàn thân sáng bóng không có biểu hiện xây xát, không bị mất nhớt, không bị dị hình, không bị bệnh, kích thước cá phải đồng đều.

-  Vận chuyển kín (túi nilon): Là phương pháp vận chuyển mà cả cá và nước không tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Túi có dạng hình ống, chiều dài khoảng 1,2 m, rộng 60 cm. Một đầu buộc cố định bằng dây cao su; đầu kia có lắp ống cao su để bơm ôxy, chỗ buộc túi và ống cao su có lắp thêm một ống trúc để khi buộc túi, ống cao su không bị tắc.

Đóng túi: Cho nước sạch vào túi. Nếu vận chuyển dưới 8 giờ, lượng nước chiếm 4/5 túi; trên 8 giờ, lượng nước chiếm 2/3 túi. Dùng tay vuốt hết không khí trong túi ra, sau đó sục ôxy vào nước 15 - 20 giây rồi cho cá vào túi. Bơm tiếp ôxy đến căng túi rồi buộc lại, áp lực thích hợp trong túi vận chuyển là sau khi bơm căng, dùng tay ấn nhẹ thấy có đàn hồi là tốt.

Sau khi bơm ôxy dùng tay vỗ nhẹ trên túi thấy cá có phản ứng rõ rệt là chứng tỏ cá khỏe. Nếu kích thước cá giống 1 - 1,5 cm thì nên đóng 3 - 4 kg cá/túi, nếu kích thước cá 3 - 4 cm thì chỉ nên đóng 2 - 3 kg cá/túi. Túi nilon được để trong thùng carton hoặc bao dứa.

Trong quá trình vận chuyển, cần kiểm tra túi thường xuyên, nếu thấy túi bị xẹp phải thay túi hoặc tiếp thêm ôxy. Thông thường khi đóng túi sau 8 giờ phải tiếp ôxy và sau 12 giờ phải thay nước và bơm ôxy.

Trước khi thả cá giống xuống ao, cần ngâm túi cá trong ao khoảng 15 - 20 phút với mục đích trung hòa nhiệt độ giữa nước ao và nước trong túi, tránh hiện tượng cá bị sốc khi thả. Khi thả cá, mở miệng bao cho nước ngoài ao chảy vào túi rồi từ từ cho cá bơi ra. Vào mùa hè, nên thả cá lúc trời mát vào buổi sáng 6 - 8 giờ, buổi chiều 16 - 18 giờ hoặc thả cá vào ban đêm.

- Vận chuyển hở: Là phương pháp vận chuyển mà cả cá và nước tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí bên ngoài. Vận chuyển cá giống bằng sọt, xô, chậu có trang bị hệ thống sục khí. Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho quãng đường vận chuyển ngắn (dưới 20 km) với lượng cá giống ít và chủ yếu để vận chuyển cá bố mẹ.

Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 174

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 172


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 321358

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73368329