16:14 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lợn bị tiêu chảy và cách điều trị

Thứ năm - 29/09/2016 06:06
Hội chứng tiêu chảy ở lợn khi nuôi là rất phổ biến. Song với thời tiết thay đổi liên tục và có nhiều chủng lạ gây bệnh tăng sinh như hiện nay khiến người chăn nuôi rất khó lòng chẩn đoán và điều trị hiệu quả, gây thiệt hại về kinh tế là rất lớn.

15-17-27_dscf5490

Chăm sóc lợn

 

- Triệu chứng điển hình: Lợn bị tiêu chảy phân vàng hoặc phân đen, mùi thối. Trong đàn có con phân vẫn bình thường hoặc táo bón. Lợn bị bệnh sốt cao, có hiện tượng tím tái, mắt sưng, đỏ, một số con bị sưng cả mặt. Trong khi đó người nuôi dùng nhiều kháng sinh tiêm nhưng không khỏi.

Hiện chưa có công bố về dịch và phân lập vi khuẩn. Căn cứ vào triệu chứng có thể chẩn đoán lâm sàng do Salmonella (phó thương hàn) hoặc chủng lạ tăng sinh tạo điều kiện cho Ecoli và các loại vi khuẩn khác gây bệnh.

- Phác đồ điều trị:

+ Hạ sốt và bù nước: Dùng thành phần Keto-propen có trong các nhãn (Hết đau- Hanvet hoặc Katavet- vemedim) tiêm bắp theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất (1ml/15kg thể trọng với Ketovet ngày 1 - 2 lần tùy theo mức độ sốt).

Chống mất nước: Có thể dùng thuốc điện giải, nước muối sinh lý 0,9%, Glucose 5 %, Oresol... cho uống. Ngoài ra có thể dùng một số lá hoặc quả có chất chát như lá phèn đen, búp ổi, búp chè, quả hồng xiêm... giã nhỏ lọc lấy nước cho lợn uống.

+ Dùng kháng sinh: Muốn điều trị hiệu quả cần kết hợp dùng kháng sinh cả tiêm và trộn vào thức ăn.

Nếu tiêm: Dùng kháng sinh có hoạt chất Enzofloxacin như thuốc Octacin EN5 hoặc hoạt chất Florfenicol( thuốc Maxflor L.A- vibar). Liều tiêm tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Kháng sinh dùng để trộn vào thức ăn: Nên dùng Ampi- coli (loại nhập khẩu của Hàn Quốc hoặc Thái Lan) hoặc dùng dòng Sunfamid (trộn theo khuyến cáo không tăng liều).

+ Trợ sức cho lợn bệnh: Để nâng cao sức đề kháng cho lợn, chống bội nhiễm nên dùng vitamin tổng hợp kết hợp với thuốc giải độc gan và men tiêu hóa.

* Chú ý: Nếu dùng men tiêu hóa sống - lợi khuẩn thì người chăn nuôi không nên trộn cùng kháng sinh. Làm vậy men sẽ mất tác dụng.

Tránh dùng kháng sinh lâu ngày gây rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột, lợn sẽ bị tiêu chảy kéo dài.

Cần sát trùng chuồng trại trong thời gian lợn bị bệnh 2 ngày/lần để ngăn chặn bệnh lây lan. Chú ý vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, máng ăn, máng uống và giữ ấm cho lợn khi trời giá rét.

Theo Hồng Phong/nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 356


Hôm nayHôm nay : 52032

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 916383

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64902327