19:10 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mẹo khắc phục gia cầm cắn mổ nhau

Thứ ba - 18/10/2016 11:36
(Người Chăn Nuôi) - Hiện tượng cắn mổ nhau xảy ra ở tất cả các loại gia cầm và tất cả hình thức nuôi. Hiện tượng này có thể gây thiệt hại lớn về tỷ lệ chết, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế nếu không được phát hiện sớm.

Biểu hiện

Có thể gọi hiện tượng cắn mổ nhau ở gia cầm là hội chứng. Hiện tượng xảy ra thường bắt đầu từ việc một số con vật trong đàn mổ lông nhau, rồi mổ, cắn xé thậm chí là ăn thịt ở một số bộ phận như ngón chân, mào, đuôi hay hậu môn của nhau. Đặc biệt, khi trong đàn có một con có vết thương bị chảy máu, thì cả đàn nuôi sẽ bị kích thích và chúng tập trung vào việc cắn mổ vết thương của con vật đó. Từ đó, dẫn đến việc bùng phát hiện tượng cắn mổ nhau ở trên toàn đàn.

 

Nguyên nhân

Hiện tượng cắn mổ nhau ở gia cầm thường do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó tập trung vào những nguyên nhân chính sau đây:

- Mật độ nuôi: mật độ nuôi quá cao không đảm bảo.

- Thời tiết nắng nóng bất thường, làm cho gia cầm bị stress nặng sinh ra cắn mổ nhau.

- Điều kiện chuồng nuôi không thông thoáng, cường độ ánh sáng quá mạnh hoặc quá tối cũng gây ức chế làm kích thích đàn vật nuôi trở nên hung hăng và cắn mổ nhau.

- Chuồng trại vệ sinh kém, nhiều mùi hôi và khí độc NH3, H2S…

- Mất cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm: đạm, axit amin, vitamin, khoáng, chất xơ… Đặc biệt trong giai đoạn thay lông, giai đoạn cho năng suất cao.

- Rối loạn hấp thu dinh dưỡng, nhất là chất khoáng.

- Thiếu thức ăn và nước uống trong điều kiện nuôi nhốt, hay thiếu không gian để đặt máng ăn, máng uống cũng có thể dẫn đến hiện tượng này.

- Trộn lẫn những con gà, vật nuôi không cùng lứa hoặc có đặc điểm ngoại hình khác so với toàn đàn cũng làm cho gà có thể cắn mổ nhau.

hiện tượng cắn mổ nhau - chăn nuôi

Nuôi gia cầm với mật độ dày dễ dẫn đến hiện tượng cắn mổ nhau             Ảnh: Thanh Ngân

 

Có thể thông qua một số biểu hiện để xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng cắn mổ nhau trên gia cầm như: Khi thấy gà cắn mổ nhau vào thời điểm nhiệt độ trong chuồng tăng cao (thường từ 10h sáng đến 15h chiều), vào sáng sớm và chiều tối hầu như không xảy ra, hiện tượng này xảy ra ở mọi lứa tuổi của gia cầm. Khi đó, người nuôi có thể xác định được môi trường và mật độ nuôi là nguyên nhân gây ra. Còn do dinh dưỡng và thức ăn gây ra thường vào lúc gia cầm thay lông, mọc lông hoặc giai đoạn gà đẻ rộ. Gia cầm có thể cắn mổ nhau trong suốt cả ngày, nhất là lúc nhiệt độ trong chuồng tăng cao, cùng với hiện tượng gia cầm có thể cắn mổ trứng. Trên thực tế, các nguyên nhân có thể xảy ra đan xen cùng lúc với nhau và có thể dẫn đến mức độ thiệt hại cao hơn nếu không được xử lý kịp thời.

 

Khắc phục

 - Theo dõi và tiến hành bắt, nhốt riêng những gia cầm hay mổ những con khác.

- Bắt nhốt riêng, cách lý những con gia cầm bị cắn mổ có vết thương hở và bị chảy máu; Đồng thời tiến hành bôi thuốc sát trùng lên vết thương và chăm sóc cho chúng hồi phục.

- Tiến hành cắt mỏ ở một số loại gia cầm như gà nhằm hạn chế tình trạng cắn mổ nhau: ở gà thịt tiến hành cắt mỏ lúc 7 - 10 ngày tuổi, gà hậu bị trứng cắt ở tuần 7 - 8 hoặc 12 - 16 tuần.

- Điều tiết giảm cường độ ánh sáng cho thích hợp, tuân thủ chế độ ánh sáng đối với từng loài nuôi ở từng giai đoạn khác nhau; tạo điều kiện thông thoáng cho chuồng nuôi. Có thể bỏ thêm các bó rau xanh vào chuồng cho gia cầm ăn để thỏa mãn tập tính tìm kiếm, đào bới mồi của chúng, cung cấp thêm hàm lượng chất khoáng và giảm tình trạng cắn mổ nhau.

- Đảm bảo đầy đủ hệ thống máng ăn, máng uống để vật nuôi được tiếp xúc đầy đủ trong toàn đàn. Kiểm tra và cho ăn uống đầy đủ, tránh không để gia cầm thiếu nước trong những ngày nhiệt độ cao.

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, sử dụng các biện pháp để tránh có mùi hôi, khí độc trong chuồng trại.

- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu và cân bằng hàm lượng dinh dưỡng cho phù hợp ở từng loài, theo độ tuổi. Đặc biệt là hàm lượng chất khoáng canxi, sắt, tỷ lệ cân đối giữa các axit amin với nhau…

>>  Tuân thủ các kỹ thuật trong quá trình nuôi và phát hiện kịp thời là những vấn đề quan trọng trong trang trại chăn nuôi. Nhằm giúp người nuôi tránh được những thất thoát không đáng có xảy ra.


http://nguoichannuoi.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 176

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 174


Hôm nayHôm nay : 33069

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 114308

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73161279