Bệnh lở mồm, long móng gia súc (LMLM) là bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh, gây ra bởi 1 trong 7 type vi rút với hơn 60 phân type. Bệnh LMLM lây lan qua đường tiếp xúc giữa động vật khoẻ với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn, nước uống, không khí, chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển…. có mang mầm bệnh. Động vật mắc bệnh LMLM là các loài động vật có móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hưu, nai,... Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường.
Để chủ động phòng, chống dịch LMLM; hạn chế thiệt hại cho cộng đồng thì tiêm phòng là một trong các giải pháp tối ưu, mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế hiệu quả của vắc xin phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như tính tương đồng, bảo quản vắc xin, kỹ thuật tiêm phòng… Do vậy, khi tiêm phòng vắc xin LMLM cho gia súc, bà con chăn nuôi cần lưu ý một số nội dụng sau:
1. Tính tương đồng
Vắc xin sử dụng phải có tính tương đồng kháng nguyên của type vi rút LMLM gây bệnh trên đàn gia súc tại địa phương được xác định qua sự lưu hành của vi rút. Do vậy, trong từng thời điểm, Chi cục Thú y sẽ có khuyến cáo cho bà con chăn nuôi nên sử dụng vắc xin LMLM type nào để phù hợp với tính chất dịch tễ và đối tượng gia súc. Trong thời gian qua theo kết quả giám sát của Chi cục thì trên địa bàn Thành phố có lưu hành vi rút LMLM typ O trên đàn lợn và typ O-A trên đàn trâu bò.
3. Sử dụng vắc xin và kỹ thuật tiêm phòng
Kiểm tra chai vắc xin trước khi sử dụng: Thông tin trên nhãn: Tên vắc xin, số lô, cách sử dụng, liều dùng, ngày sản xuất, hạn sử dụng…Những hư hỏng trong chai vắc xin: Nút chặt hay lỏng, vắc xin có chia làm 2 lớp (tách pha) hoặc có chứa nhiều sợi nhỏ (bị tủa) không?
Phải có sổ theo dõi, ghi chép thông tin trên nhãn, ngày tiêm, tình trạng sức khoẻ của gia súc trước và sau khi sử dụng vắc xin…Chỉ tiêm phòng cho gia súc khỏe mạnh, bình thường. Trước khi tiêm, cần lắc nhẹ chai để trộn đều vắc xin.
Tránh bọt khí trong ống tiêm: Cần đặt 2 kim vô trùng cắm vào nút cao su của chai vắc xin nhằm tránh tạo bọt khí để hạn chế tác dụng phụ ở vị trí tiêm. Tuyệt đối không dùng 2 kim này để tiêm thuốc cho gia súc.
Sử dụng kim, bơm tiêm hợp lý: Không tiệt trùng kim, bơm tiêm bằng hóa chất. Chọn kim tiêm hợp lý cho từng đối tượng gia súc: Tiêm trâu bò sử dụng kim 18G (1,2x40 mm) hoặc 16G (1,6x40 mm).... Tiêm lợn sử dụngkim tiêm bắp:18G (1,2x40mm), 16G (1,6x40mm) hoặc 21G (1,8x40mm) cho lợn con. Tiêm bắp, cần tiêm sâu vào bắp thịt cổ.
Thao tác tiêm phòng: Vắc xin LMLM không ảnh hưởng đến bào thai. Tuy nhiên, thao tác tiêm cần phải thận trọng, nhẹ nhàng, tránh tạo stress, tác động mạnh cho gia súc, đặc biệt là gia súc mang thai.
4. Chăm sóc hộ lý sau tiêm phòng
Hiệu quả của vacxin cũng phụ thuộc vào khâu chăm sóc hộ lý sau tiêm phòng để hạn chế trường hợp phản ứng sau tiêm và nâng cao khả năng đáp ứng miễn dịch của con vật. Do vậy, sau tiêm phòng người chăn nuôi cần để con vật nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
5. Xử lý một số trường hợp sau khi tiêm có phản ứng
Sau khi tiêm vacxin, vật nuôi có thể bị phản ứng do: Các chất phụ trong vaccine, vật nuôi đang ủ bệnh (đang mang mầm bệnh của bệnh cần tiêm vaccine), hoặc do kỹ thuật tiêm.... Trường hợp phản ứng tại chỗ như sưng, nóng, đau...thì sau một thời gian phản ứng này sẽ mất, nếu vị trí tiêm bị nhiễm trùng, gây abces (áp-xe) mũ thì điều trị bằng kháng sinh. Trong trường hợp tiêm vacxin có thể gây phản ứng dị ứng vật nuôi sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẫn trên da .... Nếu phản ứng nhẹ thì sau một thời gian sẽ khỏi, nếu nặng con vật có thể chết.Đối với các trường hợp này cần báo ngay cho cán bộ Thú y để kịp thời can thiệp.
Rất mong cán bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi chú y những nội dung trên để nâng cao của việc tiêm phòng vacxin LMLM cho gia súc nhằm hạn chế thấp nhất bệnh LMLM xảy ra góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển./.
Nguồn: Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn Hà Nội
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn