18:30 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Một số lưu ý kỹ thuật đầu vụ nuôi tôm năm 2017

Thứ tư - 08/03/2017 03:56
Nhằm hướng dẫn và khuyến cáo các hộ dân công tác chuẩn bị tốt ao hồ và phòng trừ dịch bệnh đầu vụ nuôi tôm năm 2017, trong tháng 2/2017 chi cục thủy sản phối hợp với Phòng Nông nghiệp/phòng Kinh tế các huyện, thị xã ven biển và thành phố Hà Tĩnh tiến hành khảo sát, kiểm tra môi trường, thu mẫu tôm tự nhiên để kiểm tra mầm bệnh đốm trắng ở một số vùng nuôi tôm tập trung trong toàn tỉnh.
 

Hình ảnh vùng nuôi tôm trên cát ở Xuân Phổ
 
          Căn cứ kết quả khảo sát, kiểm tra môi trường và kết quả phân tích mẫu tôm tự nhiên, ngày 27/02/2017 đã có văn bản số 48/TS-NTTS về việc thông báo kết quả kiểm tra môi trường các vùng nuôi tôm, theo đó Chi cục Thủy sản có một số lưu ý đến các hộ cơ sở nuôi tôm trong tỉnh như sau:
          Các hộ nuôi cần chú trọng công tác vệ sinh, cải tạo ao đầm đúng quy trình kỹ thuật nhằm loại bỏ mầm bệnh, tạp chất, khí độc tồn dư trong ao nuôi, hạn chế dịch bệnh xảy ra, quản lý tốt môi trường trong quá trình nuôi.
          - Một số vùng nuôi lấy mẫu tôm tự nhiên kiểm tra đã bị nhiễm vi rút đốm trắng như ao nuôi của hộ dân ở Xuân Phổ (Nghi Xuân), ao chứa của hộ dân ở Kỳ Thư (H. Kỳ Anh). Các hộ nuôi nằm trong các khu vực này nên lưu ý cải tạo kỹ môi trường ao nuôi, sử dụng hóa chất Chlorin với nồng độ 30ppm để xử lý ao hồ,  khu vực kênh mương cấp nước nhằm đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh trước khi thả giống.
          - Đối với những vùng ao nuôi lấy nước vào độ sâu trung bình đạt 0,8-1,0 m cần có phương án hạ cốt đáy ao xuống, đắp cao bờ ao nhằm đảm bảo mức nước lấy vào ao khi nuôi tôm đạt >1,2 m, giảm thiểu sự biến động các yếu tố môi trường trong những lúc thời tiết biến động mạnh, nắng nóng kéo dài.
          - Một số ao nuôi của các hộ dân ở vùng nuôi tôm xã Cương Gián, Xuân Trường, Thạch Khê, Thạch Bàn, Thạch Trung... có pH đáy thấp cần tăng cường bón vôi nhằm cải tạo pH đáy ao, đảm bảo ổn định môi trường trong suốt quá trình nuôi.
          - Các hộ nuôi cần chọn tôm giống ở những trại giống có uy tín, chất lượng tốt và cần phải kiểm tra một số mầm bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi trước khi thả giống./.
Theo Sỹ Công/sonongnghiephatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 184

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 183


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1154838

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71382153