06:45 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Một số thảo dược thay thế kháng sinh

Thứ bảy - 27/08/2016 01:20
(Thủy sản Việt Nam) - Đứng trước những thách thức trong việc tìm giải pháp thay thế kháng sinh thì lựa chọn các thảo dược an toàn, dễ kiếm, tiết kiệm chi phí và hiệu quả luôn được các nhà khoa học ưu tiên. Dưới đây là một số thảo dược tại Việt Nam có thể sử dụng hiệu quả trong điều trị một số bệnh cho động vật thủy sản.

Thuốc KN-04-12

Thành phần thuốc gồm các cây thuốc có kháng sinh thực vật (tỏi, sài đất, nhọ nồi, cỏ sữa, chó đẻ răng cưa...), vitamin và một số vi lượng khác. Thuốc được nghiền thành bột, có mùi đặc trưng; có tác dụng phòng trị bệnh nhiễm khuẩn (xuất huyết đốm đỏ, thối mang, viêm ruột của thủy sản nuôi lồng bè).

thuốc KN-04-12

Liều dùng: Cá giống: 4 g thuốc/kg cá/ngày; cá thịt: 2 g thuốc/kg cá/ngày; thuốc được trộn với thức ăn tinh nấu chín để nguội.

Phòng bệnh: trước mùa xuất hiện bệnh (mùa xuân, mùa thu) cho cá ăn 1 đợt 3 ngày liên tục. Trong mùa bệnh cứ 30 - 45 ngày cho cá ăn một đợt. Chữa bệnh cho cá ăn 6 - 10 ngày liên tục.

 

Thuốc chữa bệnh cá - VTS1-C

Chuyên trị các bệnh xuất huyết, thối mang, hoại tử (đốm trắng) nội tạng và viêm ruột của cá nuôi lồng bè, cá nuôi tăng sản và cá bố mẹ. Thành phần gồm tinh dầu các cây thuốc có tác dụng diệt khuẩn.

Phòng bệnh: Trước mùa xuất hiện bệnh (mùa xuân, mùa thu) cho cá ăn một đợt 3 ngày liên tục. Trong mùa bệnh, cứ 30 - 45 ngày cho ăn một đợt. Chữa bệnh: Cho cá ăn liên tục 6 - 10 ngày.

 Cách dùng: Liều dùng 0,1 - 0,2 g/kg cá/ngày. Trộn 100 g thuốc với 20 kg thức ăn tinh (5 g thuốc/kg thức ăn) cho 500 - 1.000 kg cá ăn/ngày. Có thể dùng dầu mực (10 g/kg thức ăn) bao thức ăn và thuốc.

 

Thuốc chữa bệnh tôm - VTS1-T 

Chuyên trị các bệnh ăn mòn vỏ kitin, viêm ruột và phân trắng của tôm nuôi bán thâm canh và thâm canh; gồm tinh dầu các cây thuốc có tác dụng diệt khuẩn.

Cách dùng: Liều dùng 0,2 g/kg tôm/ngày. Trộn 100 g thuốc với 10 kg thức ăn (10 g thuốc/kg thức ăn) cho 500 kg tôm ăn/ngày. Có thể dùng dầu mực (10 g/kg thức ăn) bao thức ăn và thuốc.

 Phòng bệnh: Mỗi tháng cho tôm ăn một đợt 5 ngày liên tục.

 Chữa bệnh: Cho tôm ăn liên tục 6 - 10 ngày đến khi khỏi bệnh.

 

Thuốc EKAVARINE

Thuốc gồm 10% tinh dầu thực vật sản xuất bằng công nghệ nano. Chuyên trị các bệnh nhiễm khuẩn: viêm ruột, xuất huyết và đốm trắng gan thận của cá nuôi thâm canh. Các bệnh ăn mòn vỏ kitin, bệnh viêm ruột, bệnh hoại tử gan tụy cấp và bệnh phân trắng của tôm nuôi bán thâm canh và thâm canh. Thuốc xuất xứ từ EU.

Cách dùng: Tắm 100 - 250 ml/m3 (0,1 - 0,25 ml/lít)/giờ hoặc ngâm 10 ml/m3 (0,01 ml/lít) nước; hoặc trộn 5 ml thuốc/kg thức ăn, cho 50 kg cá tôm ăn/ngày.

Phòng bệnh: Hàng tháng cho cá tôm ăn một đợt 3 ngày liên tục; hoặc ngâm cho cá 1 đợt. Chữa bệnh: Cho cá ăn liên tục 6 - 10 ngày đến khi khỏi bệnh.

 

Tỏi (Allium sativum L.)

Thành phần kháng khuẩn chủ yếu của tỏi là chất alixin (C6H10OS2). Đây là một hợp chất Sulphur có tác dụng diệt khuẩn mạnh, phổ diệt khuẩn rộng với nhiều loại vi khuẩn.

Dùng tỏi trị bệnh viêm ruột của cá do vi trùng gây ra mỗi ngày dùng 50 g củ tỏi nghiền nát cho 10 kg khối lượng cá ăn liên tục 6 ngày. Tỏi phòng trị bệnh đường ruột của tôm nuôi (bệnh phân trắng, ăn mòn vỏ kitin…), dùng 10 - 15 g tỏi tươi/kg thức ăn tôm/ngày, nghiền nát hòa với nước vừa đủ trộn đều với thức ăn, mỗi tháng cho ăn một đợt 5 ngày liên tục.

Kết quả thử tác dụng của các cao tách chiết thảo dược tỏi đều có tác dụng (mẫn cảm) với cả 6 loài vi khuẩn (Vibrio parahaemolyticus, V. harveyi, V. alginolyticus, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda và Hafnia alvei) gây bệnh ở nước ngọt và lợ mặn (Bùi Quang Tề, 2006). Tỏi tách chiết thành cao dầu phối chế thành thuốc chữa bệnh tôm cá (xem mục thuốc VTS1-C và VTS1-T), có tác dụng phòng trị bệnh xuất huyết, hoại tử nội tạng (bệnh đốm trắng) do vi khuẩn cho cá tra. Kết quả sử dụng chế phẩm phối chế từ hoạt chất tách chiết của tỏi và sài đất (VTS1-T) có tác dụng phòng trị bệnh ăn mòn vỏ kitin do vi khuẩn Vibrio spp cho tôm nuôi.

 

Cây xuyên tâm liên (Andrographus panicullata (Burmif.f))

cây xuyên tâm liên

Dùng trị bệnh viêm ruột cho cá trắm. Dùng toàn cây xuyên tâm liên khô 1 kg hay 1,5 kg cây tươi cho 50 kg cá ăn một lần trong ngày ăn liên tục 5 - 7 ngày.

 

Cỏ nhọ nồi (Eclipta alba Hassk)

Đối với cá dùng cỏ nhọ nồi phòng trị bệnh xuất huyết, viêm ruột đạt kết quả tốt.  Kết quả thử tác dụng của các cao tách chiết thảo dược cao nhọ nồi có tác dụng với 3 vi khuẩn (V. harveyi, V. alginolyticus và A. hydrophila) (Bùi Quang Tề, 2006). Bột cỏ nhọ nồi phơi khô nghiền bột là một trong thành phần của thuốc KN-04-12.

 

Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L)

chó đẻ răng cưa

Chó đẻ răng cưa có tác dụng kháng sinh đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophyla, Edwasdsiella tarda gây bệnh hoại tử ở cá trê, vòng kháng khuẩn 11 - 20 mm (Bộ môn bệnh cá Viện Nghiên cứu NTTS I, 1993). Liều dùng cho cá xem cây sài đất, nhọ nồi, bột khô cũng đã được phối chế thành thuốc KN - 04 - 12.

 

Cây xoan (Melia azedarach L)

Để phòng trị bệnh cho cá thường dùng cành lá xoan bón lót xuống ao với số lượng 0,3 kg/m3 trước khi thả cá vào ương 3 ngày có thể phòng và trị ký sinh trùng thuộc ngành nguyên sinh động vật như Trichodina, Cryptobia, ký sinh trên cá hương, cá giống. Bón 0,4 - 0,5 kg/m3 trị bệnh Lernaosis.

 

Cây cau (Areca catechu L)

Dùng hạt cau tẩy giun tròn (Spinitectus clariasi) ký sinh trong ruột cá trê (theo Bùi Quang Tề, 1985). Liều dùng: 4 g hạt cau/kg cá/ ngày. Ăn liên tục trong 3 ngày.

Trị bệnh sán dây: Bothriocephalus gowkongensis ký sinh trong ruột cá trắm cỏ (Ctepharyngodon idellus). Liều dùng: 1 g hạt cau/2 kg thức ăn cho ăn liên tục trong 7 ngày.

 

Cây keo giậu (Leucaena glauca Benth)

Theo Bùi Quang Tề, 1984, thí nghiệm tẩy giun cho cá trê đen, liều lượng 2 g bột hạt keo khô/kg cá/ngày và cho ăn 3 ngày liên tục, kết quả tẩy được giun trong ruột và dạ dày cá trê.

 

Dây thuốc cá (Derris spp)

Dây thuốc cá có chất hoạt kích chính là Rotenon (hay Tubotoxin; Derris). Ở nước ta dùng rễ dây thuốc cá để diệt cá tạp trong khi tẩy dọn ao ương nuôi tôm giống, tôm thương phẩm. Đập dập rễ dây thuốc cá ngâm cho ra chất nhựa trắng, để nước trong ao sâu 15 - 20 cm, té nước ngâm rễ dây thuốc cá, sau 5 - 10 phút cá tạp nổi lên chết. Liều lượng dùng thường 3 - 5 kg rễ/1.000 m3 nước

 

Thàn mát (Milletia ichthyochtona Drake)

Trong hạt thàn mát có chứa 38 - 40% dầu, có chứa các chất độc đối với cá như Rotenon, Sapotoxin, chất gôm và albumin. Công dụng tương tự dây thuốc cá, liều dùng 0,5 - 1 kg hạt/1.000 m3

 

Cây trâm bầu (Combretum quadrangulare)

Hạt cây trâm bầu có nhiều tinh dầu (12%), tanan, axit axalic, canxi và các axit béo palmitic, linoleic. Vỏ lá chứa nhiều tanan, flavonoit. Hạt làm thuốc tẩy giun sán. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt. Dùng tinh dầu bằng cách phun xuống ao, bể cá sau 12 giờ diệt sán lá đơn chủ, liều lượng 1 ppm.

TS Bùi Quang Tề 
http://thuysanvietnam.com.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 209

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 205


Hôm nayHôm nay : 44518

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 308081

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73355052