Để thực hiện chương trình này, HTX Nông nghiệp Thanh Liên huyện Thanh Chương đã đầu tư gần 700 triệu đồng để đấu thầu đất, xây dựng nhà xưởng và các thiết bị sản xuất mạ khay. Trong ảnh: Đất đồng sau khi sấy khô và đánh tơi được trộn với các loại mùn cưa và phân bón rồi bỏ vào các khay để bắt đầu ủ giống.
Đồng thời với quá trình làm đất là ủ giống. Giống được rải đều vào khay đã có đất và các khay được chồng lên nhau đợi giống nảy mầm.
Sau 2 ngày các khay mạ được đưa mạ ra nương phủ ni lông như các loại mạ khác để mạ phát triển.
Các khay mạ phủ ni lông để bảo vệ khỏi chuột, bọ và chống rét. Mạ được phun các thuốc bảo vệ và để 7 ngày trong ni lông.
Khi mạ phát triển sẽ được tháo khỏi ni lông để quang hợp và đợi thêm 3 ngày nữa là có thể cấy được. Gieo mạ bằng khay có rất nhiều nguồn lợi. Trước hết là tiết kiệm được diện tích, ví dụ để cấy được 1 sào lúa nếu gieo bình thường cần 12 m2 đất nương mạ, trong lúc gieo mạ khay chỉ cần 3,5 m2. Nguồn lợi thứ 2 là tiết kiệm được nguồn nước.
Nhưng lợi ích nhất đổi với nhà nông là không phải lo bắc mạ, lo cấy. Chỉ cần đăng ký với HTX, HTX bao tiêu toàn bộ khâu bắc mạ, cấy máy.
Bước đầu HTX NN Thanh Liên triển khai cấy máy cho 50 ha.Tuy số tiền lãi không nhiều nhưng mở ra hướng sản xuất mới trên đồng ruộng với sự tham gia của cơ giới hóa vào tất cả các khâu từ làm đất, cấy máy, thu hoạch, vận chuyển, nhờ vậy công lao động được giảm bớt và tích tụ ruộng dất hiệu quả hơn. Năm tới HTX dự định mở rộng ra 100 ha trên địa bàn. Vụ xuân 2017, đã có gần 500 hộ ở Thanh Liên, Thanh Hưng, Thanh Văn, Thanh Hòa và Thanh Tiên tham gia dịch vụ cấy máy.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn