09:17 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghệ An: Ứng dụng mô hình “ruộng lúa bờ hoa”

Chủ nhật - 03/06/2018 04:52
Hiện nay, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên các loại cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng đang ngày càng gia tăng. Hậu quả làm ô nhiễm môi trường, tiêu diệt các sinh vật có ích trên hệ sinh thái đồng ruộng và làm cho sâu hại trở nên kháng thuốc, khó phòng trừ.

Để góp phần hạn chế sâu bệnh hại, gia tăng quần thể thiên địch, bảo vệ lúa và môi trường, nâng cao thu nhập, năm 2018, được sự hỗ trợ của các ban ngành, Hợp tác xã Hưng Vĩnh, pường Đông Vĩnh, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An đã triển khai thực hiện thí điểm mô hình "Quản lý dịch hại tổng hợp trên ruộng lúa bằng công nghệ sinh thái" được nông dân gọi là "ruộng lúa bờ hoa" với diện tích 1.500m2trong vụ lúa Đông Xuân.

Thực hiện mô hình, cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật TP. Vinh đã tập huấn kỹ thuật cho 30 hộ dân và hỗ trợ các giống hoa, thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học.

 

Mô hình "ruộng lúa bờ hoa" tại HTX  Hưng Vĩnh, TP. Vinh, Nghệ An

 

Tại hội thảo mô hình, các hộ tham gia mô hình, bà con nông dân và cán bộ kỹ thuật địa phương đều đánh giá mô hình "ruộng lúa bờ hoa" mang lại hiệu quả rất lớn, vì nó dẫn dụ thiên địch tìm đến và ăn các loại côn trùng có hại như: rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié... nên không cần phun thuốc bảo vệ thực vật. Áp dụng mô hình này giúp giảm ô nhiễm môi trường, tạo được cân bằng sinh thái trên đồng ruộng và nâng cao trình độ kỹ thuật của người dân, nhất là trong quản lý dịch hại trên ruộng lúa. Qu đó giúp bà con nông dân trồng lúa giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, bảo vệ sức khỏe và môi trường sống tốt hơn. Ðây là một mô hình mới rất có triển vọng, phù hợp với việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Qua mô hình thí điểm thành công, có thể nhận thấy: Ðể thực hiện có hiệu quả mô hình sản xuất lúa theo công nghệ sinh thái cần thiết kế thửa ruộng có bờ cao, độ rộng hợp lý, nhất là không bị ngập úng hay mặt bờ quá hẹp. Các loài hoa lựa chọn trồng trên bờ phải  có tác dụng thu hút, nhân nuôi tốt các loài côn trùng có ích, nhất là loài ong ký sinh, bao gồm nhiều loại như: hoa sao nhái, hoa cẩm chướng, hoa cúc, hoa quỳ, hướng dương, bông trang,... Những loài hoa này nên trồng trước khi gieo cấy lúa, tốt nhất là khoảng một tháng để thu hút các loài côn trùng có ích trước khi cây lúa cần bảo vệ.

Trần Thị Hoài Phương

TTKN Nghệ An
Nguồn: khuyennong.gov

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 176

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 172


Hôm nayHôm nay : 44439

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1157481

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72840190