1. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm xác định những ảnh hưởng của nhiệt độ và độ sáng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của heo.
Trong thí nghiệm này, heo được nuôi trong chuồng ép với điều kiện về nhiệt độ và độ sáng với cường độ khác nhau.
126 nái được nuôi với 3 loại nhiệt độ - lạnh ( 12,70C), nhiệt độ thích hợp ( 20,50C), nhiệt độ nóng ( 300C). Và cường độ ánh sáng được chia làm 2 khu vực là tối ( dưới 50 lux) và sáng ( trên 350 lux).
Để giúp nái lên giống đồng thời cho nái sử dụng Matrix, vào ngày cuối cùng chuyển từng cá thể vào chuồng ép.
Mỗi ngày kiểm tra lên giồng và siêu âm thời gian thực. Thụ tinh nhân tạo ( AI) khi nái có dấu hiệu đứng và 24 tiếng sau.
Nhằm kiểm tra sự phát triền của trứng, trứng không bình thường, khoảng cách từ ki lên giống tới khi trứng rụng thí nghiệm sử dụng máy siêu âm trực tràng thời gian thực. Lấy các mẫu máu nhằm xác định các ảnh hưởng tới chức năng của trứng và quá trình sản xuất hoocmon.
Nhằm kiểm tra trạng thái của cơ thể nái mỗi tuần kiểm tra lượng cám nái ăn vào, thân nhiệt và tăng trọng trong thời gian thí nghiệm.
Tiến hành kiểm tra trạng thái sức khỏe heo theo từng nhóm ( 12 con). Đo lường nồng độ cortisol huyết tương, tác dụng thực bào của bạch cầu trung tính, sự gia tăng của bạch huyết cầu và tỷ lệ các loại máu.
Hai ngày trước khi cho heo vào chuồng ép ta tiến hành lấy mẫu nhằm tiến hành các thì nghiệm đã định. Và sau đó mẫu được lấy vào các ngày -7, 0 ( ngày lên giống), 7, 14, 21 và ngày 28.
Vào ngày thứ 30 của thai kì heo được giết mổ để kiểm tra trứng, giai đoạn mang thai và số heo con.
Và các số liệu ( bảng 1) nhằm chỉ ra tác động của độ sáng và nhiệt độ ảnh hưởng tới biểu hiện lên giống, thời gian từ khi lên giống tới khi trứng rụng.
2. Kết quả:
Thời gian lên giống phụ thuộc vào độ sáng. So với khu vực tối (55 tiếng) thời gian lên giống khu vực sáng dài hơn với 60,6 tiếng.
Khu vực có nhiệt độ thích hợp và nóng thì tỷ lệ mang thai cao hơn so với khu vực lạnh. Số heo con trên nái khu vực nóng nhiều hơn so với khu vực lạnh và thích hợp.
Trong thời gian nghiên cứu, tăng trọng của nái phụ thuộc vào nhiệt độ. Heo ở khu vực lạnh tăng trọng ít hơn so với heo khu vực nóng và thích hợp ( bảng 2).
Chì số Cortisol gây stress nhóm heo nuôi khu vực lạnh cao hơn khu vực nóng và bình thường.
Tác dụng thực bào của các bạch cầu trung tính có tác dụng ngăn chặn hoặc gây suy giảm các tác nhân gây bệnh thì nhiệt độ và độ sáng không có ảnh hưởng.
Concanavalin không gia tăng, nhưng Lipopolysaccharide phản ứng gia tăng ở so với khu vực tối ( 1,15) thì khu vực sáng (1,55) khác biệt rất lớn ( Bảng 2)
Sự gia tăng của bạch huyết cầu chỉ khả năng của sự bắt đầu miễn dịch tế bào T hoặc B chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
Tỷ lệ phần trăm của bạch cầu trung tính và tỷ lệ của bạch cầu trung tính trên bạch huyết cầu ở khu vực nhiệt độ thích hợp là ( 23% ; 0,36), khu vực nóng ( 21,8%; 0,33) thì heo nuôi ở khu vực lạnh cao hơn (27,6%; 0.47).
Heo nuôi ở khu vực lạnh tỷ lệ của bạch cầu trung tính trên bạch huyết cầu khiến mức độ cortisol cũng tăng cao.
Kết quả của thí nghiệm trên cho thấy sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ sáng tới khả năng sinh sản và thời kì đầu mang thai. Ta thấy rằng heo nuôi ở khu vực lạnh dễ có dấu hiệu stress, nếu tăng nhiệt độ cao hơn thì các chỉ số sinh sản sẽ được cải thiện và giảm nồng độ cortisol.
Nguồn: nguoichannuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn